4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Mai Sơn có toạ độ từ 20o 52'30'' đến 21o 20'50'' vĩ độ Bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độ Đông. có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Đông giáp huyện Yên Châu, Bắc Yên.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu, Sông Mã.
- Phía Nam giáp huyện Sông Mã; huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Huyện Mai Sơn có 01 thị trấn Hát Lót và 21 xã, gồm: Xã Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mường Chanh, Chiềng Chung, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn và Chiềng Lương.
Mai Sơn có 02 tuyến đường Quốc lộ chạy qua địa bàn huyện (Quốc lộ
6, Quốc lộ 4G), trong đó tuyến Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn với tổng chiều dài
35 km là vùng động lực dọc trục Quốc lộ 6. Do vậy, Mai Sơn có vị trí rất quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
b) Địa hình, Khí hậu, thủy văn
- Địa hình: Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi,
thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước biển, trung bình khoảng 800 m - 850 m so với mực nước biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông
nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theo hướng Tây Bắc - Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng.
- Khí hậu: Huyện Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 210C. Tổng lượng mưa bình quân 1.410 mm/năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa 145 ngày. Độ ẩm trung bình là 80,5%. Tổng số giờ nắng 1.940 ngày.
- Thuỷ văn: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 24 km,
Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Tà Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm... với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác. Do địa hình của huyện chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp, ngắn, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ dày chảy cao, lượng nước tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
c) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 142.670,6 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp chiếm nhiều nhất là 36,78%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng gần 336,67%. Trong giai đoạn 2018 - 2020 cơ cấu sử dụng đất của huyện Mai Sơn có sự chuyển dịch đáng kể. Số liệu thống kê cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 0,81%/năm; đất lâm nghiệp tăng bình quân là 0,24 %/năm; 2 nguồn đất này tăng là do khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng; đất phi nông nghiệp và đất ở tăng nhẹ; giảm diện tích đất chưa sử dụng, bình quân 1,34%/năm.
Nhìn chung các loại đất của huyện Mai Sơn thuộc loại đất khá tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá thích hợp với các loại cây trồng sinh trưởng phát triển.
Bảng 2.1.Tình hình sử dụng đất của huyện Mai Sơn giai đoạn 2018 - 2020
Loại đất Tổng diện tích 1. Đất sản xuất NN 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất mặt nước 4. Đất phi NN 5. Đất ở 6. Đất chưa sử dụng
[Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn]
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 52.484,45
ha chiếm gần 37% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất là 37.245,59 ha; còn lại là rừng phòng hộ. Tỷ lệ che phủ của rừng năm 2018 đạt 36,1%; rừng là nguồn tài nguyên chiếm ưu thế của huyện đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện.
- Tài nguyên khoáng sản: Huyện Mai Sơn là vùng có khoáng sản đa
dạng, phong phú nhưng có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, lại phân tán. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau: Vàng sa khoáng ở Chiềng Lương, Chiềng Chung, Mường Chanh trữ lượng không lớn; đất sét ở Mường Chanh có thể sản xuất gốm,... Mỏ đồng ở Chiềng Chung; Mỏ sắt ở Phiêng Pằn. Ngoài ra trên địa bàn còn có trên 1.000 ha núi đá có thể khai thác làm
nguyên vật liệu xây dựng, làm đường giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng.
- Tài nguyên nhân văn: Trong quá trình đấu tranh giữ nước, trải qua
các giai đoạn thăng trầm của lịch sử nhân dân các dân tộc (dân tộc Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Sinh Mun) luôn sinh sống đoàn kết, gắn bó đùm bọc
cùng nhau xây dựng bảo vệ quê hương. Mỗi dân tộc vẫn giữ được các nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá truyền thống như: “Tiếng hát làm dâu”, điệu múa “Tăng bu, Hươn mạy”, ném còn, bắn nỏ, nghề rèn đúc,... Bảo tồn các di sản văn hoá như khu căn cứ cách mạng Mường Chanh, tượng đài chiến thắng ngã 3 Cò Nòi, di tích gốc me,...