Giải pháp về khoa học, kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh hòa bình (Trang 106 - 108)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.4.Giải pháp về khoa học, kỹ thuật

Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống cây trồng, sản xuất nông nghiệp. Kết hợp với các viện nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới nhằm chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất, phát triển hàng hóa với chất lượng cao hơn theo nhu cầu của thị trường.

Thủy Lợi: Trong thời gian tới cần thực hiện giải tỏa các trường hợp vi phạm an toàn hành lang thủy lợi, đê điều. Để khai thác tiềm năng thế mạnh về nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời có phương án chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, yêu cầu trong thời gian tới phải đầu tư tu sửa nâng cấp. Cùng với đó trước thực trạng hệ thống thủy nông đang xuống cấp phải thực hiện các chương trình đầu tư các công trình để phục hồi

năng lực thiết kế hoặc kéo dài tuổi thọ của hệ thống công trình thủy lợi đã xây dựng; kiên cố hóa kênh mương để giảm tổn thất nguồn nước, giảm thời gian tưới mở rộng diện tích tưới chủ động, tiết kiệm nước, tiết kiệm diện tích canh tác; cần tập trung khoanh tiểu vùng tiêu úng để phục vụ sản xuất vụ đông.

- Phân bón: Đối với loại đất có độ phì thấp cần cải tạo bằng các loại phân hữu cơ. Vấn đề đầu tư cho phân bón sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp thích hợp. Cần tăng cường hướng dẫn bà con nông dân thực hiện bón phân cân đối và hợp lý giữa phân vô cơ và hữu cơ trong sản xuât nông nghiệp. Cần bón thêm phân chuồng để cải tạo đất giảm thiểu suy thoái đất do suy kiệt chất hữu cơ và mùn trong đất. Giảm hàm lượng sử dụng phân vô cơ để tránh làm chua đất, ô nhiễm NO3-, giảm độ tơi xốp đất,...

- Giống: Áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chọn và nhân giống cây trồng có chất lượng cao, thích nghi với thổ nhưỡng của địa phương để cung cấp cho người dân tiến hành sản xuất nâng cao hiệu quả cây trồng.

- Hạn chế ô nhiễm: Cần hướng dẫn tuyên truyền cho bà con nông dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý, chỉ được sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục và liều lượng cho phép sử dụng đối với mỗi loại cây trồng. Làm tốt công tác dự báo sâu bệnh để giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật bằng cách tuyên truyền, nâng cao vai trò và trách nhiệm của công ty khuyến nông.

- Bán sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng: Cần có chế tài ràng buộc giữa nông dân và doanh nghiệp. Theo đó nhà nước sẽ tạo cơ chế đặc biệt để doanh nghiệp bắt tay với nông dân, như hỗ trợ vốn, hoặc giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng sẽ có chế tài ràng buộc nông dân phải bán sản phẩm theo đúng hợp đồng cho doanh nghiệp, cũng như khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến gắn với xây dựng tiểu vùng nguyên liệu, tổ chức thu mua nông sản đảm bảo có lợi bền vững cho nông dân.

- Đối với người nông dân trực tiếp tham gia sản xuất thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân. Xây dựng các mô hình mà người nông dân được trực tiếp tham gia.

- Gắn công tác khuyến nông với sản xuất theo cơ chế thị trường, chú trọng vào các khâu giống mới, dịch vụ sản xuất, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông tiếp cận với người sản xuất, thực hiện các hợp đồng chyển giao và tiếp nhận khoa học kỹ thuật, dịch vụ khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh hòa bình (Trang 106 - 108)