4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.5. Giải pháp về môi trường sử dụng đất nông nghiệp
- Bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý: Lượng bón phân hóa học không cân đối giữa N, P, K, sử dụng thuốc bảo bệ thực vật không đúng cách và liều lượng là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kịp thời, tránh tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Cần chú trọng kết hợp cây họ đậu trong các kiểu hình sử dụng đất để góp phần cải tạo đất, đem lại hiệu quả môi trường cao.
- Giám sát, ngăn chặn, xử lý nước thải từ các khu công nghiệp, làng nghề và các khu tập trung dân cư xâm nhập vào đất sản xuất nông nghiệp.
- Giám sát, quản lý chặt chẽ nguồn và lượng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản; thường xuyên thay nước, sục khí, có những biện pháp xử lý hồ đầm an toàn với môi trường.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra môi trường công nghiệp, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng môi trường.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ, xử lý môi trường ở từng cơ sở trong cụm điểm công nghiệp trong tiểu vùng sản xuất nông nghiệp.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn đất hoang hóa, chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ