Hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh hòa bình (Trang 86 - 95)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu

phn tái cơ cu ngành nông nghip huyn Mai Sơn tnh Sơn La

Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả môi trường của huyện Mai Sơn, đó là: Lượng phân bón sử dụng, lượng thuốc BVTV sử dụng và khả năng cải tạo đất của các Đất.

3.3.3.1. Đánh giá hiệu quả môi trường qua lượng sử dụng phân bón

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Tuy nhiên, đối với từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà cần có lượng bón phân khác nhau.

Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng thời gian và liều lượng. Nó làm cho đất bị chua hoá, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học và cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và anh hưởng tới sức khỏe người dân. Đặc biệt, nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.

Để xác định ảnh hưởng của mức độ bón phân đến môi trường, tôi tiến hành tìm hiểu về tình hình đầu tư phân bón và so sánh với hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.9. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 1 Lượng bón thực tế Cây trồng N (kg/ha) Lúa xuân 127,8 Lúa mùa 95,8 Khoai lang 57,5 Đậu tương Ngô đông 153,3 Cà chua 121,4 Bắp cải 159,7 Su hào 129,1 Bầu, bí, mướp 30,7 Đậu đũa 191,7 Dưa chuột 51,1 Nhãn 70,3 Cam vinh 120,1 Cam canh 123,9 Bưởi diễn 90,7 Dứa 71,6 Quất cảnh 164,8 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Ghi chú: Kí hiệu “HL”: thể hiện lượng phân bón nằm hợp lý trong phạm vi lượng khuyến cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La

Kí hiệu “T”: thể hiện lượng phân bón thấp hơn lượng khuyến cáo Kí hiệu “C”: thể hiện lượng phân bón cao hơn lượng khuyến cáo

Bảng 3.10. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 2 Lượng bón thực tế Cây trồng N P2O5 (kg/ha) Bí, mướp, bầu 28,1 8,3 Đậu tương 35,8 60,0 Khoai lang 44,7 42,2 Hành 19,2 50,0 Cà chua 127,8 80,6 Bắp cải 159,7 66,1 Su hào 127,8 63,3 Bưởi diễn 95,8 63,9 Cam canh 99,7 66,1 Cam vinh 127,8 62,8 Nhãn 65,2 68,9 Dứa 74,1 58,9 Chuối 161,0 58,3 Quất quả 130,3 142,8 Quất cảnh 164,8 155,0 Bưởi cảnh 172,5 160,0 Cây giống 16,6 25,0 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Ghi chú: Kí hiệu “HL”: thể hiện lượng phân bón nằm hợp lý trong phạm vi lượng khuyến cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Kí hiệu “T”: thể hiện lượng phân bón thấp hơn lượng khuyến cáo Kí hiệu “C”: thể hiện lượng phân bón cao hơn lượng khuyến cáo

Bảng 3.11. Lượng phân bón của các loại cây trồng chính ở tiểu vùng 3 Lượng bón thực tế Cây trồng N (kg/ha) Bí, mướp, bầu 33,2 Cà pháo 173,8 Đậu tương 25,6 Cải củ 121,4 Cà chua 121,4 Bắp cải 154,0 Su hào 134,2 Cam canh 95,8 Cam vinh 89,4 Nhãn 63,9 Dứa 70,3 Quất cảnh 159,7 Bưởi cảnh 172,5 Hoa chậu cảnh 164,8 Cây giống 19,2

Ghi chú: Kí hiệu “HL”: thể hiện lượng phân bón nằm hợp lý trong phạm vi lượng khuyến cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La

Kí hiệu “T”: thể hiện lượng phân bón thấp hơn lượng khuyến cáo Kí hiệu “C”: thể hiện lượng phân bón cao hơn lượng khuyến cáo

Theo điều tra, các loại phân bón thường dùng trên địa bàn huyện Mai Sơn đó là: phân đạm được bón chủ yếu là phân urê, lân chủ yếu là dạng supe lân, kali chủ yếu là Kaliclorua, các hộ dân đã biết sử dụng kết hợp đủ cả 3 loại phân bón với nhau. Hầu hết các loại cây trồng đều được bón lượng phân bón hóa học ở mức độ phù hợp hay cao hơn so với tiêu chuẩn không nhiều. Tuy nhiên, ở một số loại cây không được bón cân đối giữa các yếu tố đạm, lân, kali trong đó chủ yếu là thừa lân và đạm ở các cây trồng. Qua điều tra số liệu thực tế về lượng phân bón ở 3 tiểu vùng thì vẫn còn một số loại cây trồng chưa được bón theo tiêu chuẩn được khuyến cáo. Đa số các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện đều sử dụng lượng phân bón hữu cơ ít hơn so với khuyến cáo.

Qua kết quả thống kê ở trên ta có thể thấy cây cà chua, dứa, cam vinh, canh canh, bưởi diễn có lượng đạm, lân và kali được bón lớn hơn lượng đạm, lân và kali theo khuyến cáo, lượng phân bón dư thừa sẽ tồn đọng và gây ảnh hưởng tới môi trường đất. Lượng phân lân bón cho cây cà chua, dứa, cam canh, cam vinh, bưởi diễn và lượng phân đạm cho cây cam vinh, bưới diễn, cam canh là trên mức quy định khá nhiều, còn lượng kali vượt khuyến cáo không nhiều chỉ tồn tại trong quá trình bón cho cam canh và bưởi diễn. Ngược lại lượng phân lân bón cho cây bắp cải và ngô lại dưới mức khuyến cáo. Nguyên nhân của việc bón nhiều lân, đạm là do lượng phân chuồng được bón ít hơn tiêu chuẩn như cây cà chua lượng phân lân thực tế trong khoảng từ 77,8 - 80,6 kg P2O5/ha trong khi tiêu chuẩn là 50 - 60 kg P2O5/ha. Cây cam vinh lượng phân đạm bón thực tế là 89,4 - 127,8 kg N/ha trong khi tiêu chuẩn là 70 - 80 kg N/ha.

Lượng phân chuồng ít được người dân quan tâm sử dụng trong canh tác trồng trọt, đây chính là nguyên nhân làm suy thoái đất do suy kiệt chất hữu cơ và mùn trong đất. Lượng phân bón chủ yếu là phân vô cơ đây là nguyên nhân làm chua đất, làm ô nhiễm NO3-, giảm độ tơi xốp đất… Lượng phân chuồng được bón chủ yếu thấp hơn khuyến cáo trong khi đó khu vực trồng cây lâu năm là những cây trồng có mức độ làm suy giảm đất nhanh. Chỉ có 2 kiểu sử

dụng đất cam canh và bưởi diễn có lượng phân chuồng cao hơn khuyến cáo, tuy nhiên sử dụng loại phân bón nào cũng phải hợp lý, cao hơn cũng gây ảnh hưởng không tốt cho đất, cần điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Nhìn chung hiệu quả môi trường thông qua lượng phân bón N, P2O5 và K2O đối với các Đất trên địa bàn huyện Mai Sơn ở mức trung bình và thấp.

Lượng phân chuồng được bón tại các Đất còn ở mức rất thấp so với khuyến cáo, người dân không quan tâm nhiều đến việc sử dụng phân chuồng. Lượng phân hữu cơ không cân đối với lượng phân vô cơ được bón do đó mà hiệu quả môi trường sẽ không cao chỉ đạt ở mức trung bình và thấp.

3.3.3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường qua lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Bên cạnh yếu tố sử dụng phân bón thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật đang được quan tâm hiện nay đối với bà con nông dân. Tuy sự ô nhiễm này chưa lớn nhưng đã bắt đầu thấy những dấu hiệu xảy ra cục bộ như tình trạng ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí… Để hạn chế được những tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường cần có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng. Thuốc BVTV được sử dụng nhằm phòng trừ dịch hại nên chúng luôn có ảnh hưởng xấu tới môi trường khi tồn tại trong đất và nước. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng thuốc cho từng loại cây trồng của huyện được thống kê tại Phụ lục 2 kèm theo.

Từ số liệu thống kê được các loại thuốc và hàm lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực đối với từng loại cây trồng của huyện Mai Sơn, chúng tôi tiến hành so sánh với chỉ tiêu phân cấp lượng thuốc BVTV ở phần phương pháp nghiên cứu, kết quả thu được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 3.12. Đánh giá lượng sử dụng thuốc BVTV của đất nông nghiệp

Đất

Đất 1: Chuyên lúa Đất 2: 2 Lúa - Cây vụ đông

Đất 3: Chuyên rau màu

Đất 4: Chuyên cây ăn quả

Đất 5: Chuyên cây cảnh Đất 1: Chuyên rau màu

Đất

Đất 3: Chuyên cây cảnh Đất 4: Chuyên cây giống

Đất 1: Chuyên rau màu

Đất 2: Chuyên cây ăn quả

Đất 3: Chuyên cây cảnh

Ghi chú:

Kí hiệu “HL”: thể hiện lượng phân bón nằm hợp lý trong phạm vi lượng khuyến cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La

Kí hiệu “T”: thể hiện lượng phân bón thấp hơn lượng khuyến cáo Kí hiệu “C”: thể hiện lượng phân bón cao hơn lượng khuyến cáo

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung mức độ ảnh hưởng tới môi trường từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với các loại sử dụng đất tại 3 tiểu vùng của huyện Mai Sơn phần lớn được đánh giá trong mức “Thấp” và “Trung bình”, chỉ có kiểu sử dụng đất trồng chuối đạt hiệu quả “cao” do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kiểu sử dụng đất cây giống ở tiểu vùng 2 đật hiệu quả “cao” do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn nhiều so với quy định. Cụ thể:

Đối với tiểu vùng 1, hầu hết các kiểu sử dụng đất đều đạt hiệu quả môi trường ở mức trung bình vì mức độ sử dụng đều ở trong phạm vi cho phép theo khuyến cáo. Riêng có kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông trong Đất 2 Lúa - cây vụ đông có lượng thuốc BVTV vượt quy định gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường.

Đối với tiểu vùng 2, kiểu hình sử dụng đất đạt hiệu quả môi trường cao nhất đó cây chuối trong Đất cây ăn quả vì không sử dụng thuốc BVTV. Tuy nhiên, Đất cây ăn quả cũng là Đất có nhiều kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả môi trường thấp nhất tại tiểu vùng 2 do sử dụng thuốc BVTV vượt quá phạm vi cho phép, cụ thể là cây nhãn và bưởi diễn. Đất cây giống cho hiệu quả môi trường cao vì lượng thuốc BVTV cần dùng không nhiều, nằm trong phạm vi cho phép. Các kiểu sử dụng đất còn lại tại tiểu vùng đều đạt hiệu quả môi trường ở mức trung bình, ít gây ảnh hưởng đến môi trường.

Còn đối với tiểu vùng 3, chỉ có duy nhất kiểu hình sử dụng đất là cây nhãn trong Đất cây ăn quả cho hiệu quả môi trường thấp nhất do sử dụng

thuốc BVTV vượt quy định cho phép, còn lại các kiểu sử dụng đất khác đều ở mức trung bình, không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Nhìn chung, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá quy định cho phép vẫn còn xảy ra tại 1 số kiểu sử dụng đất tại huyện Mai Sơn nhưng lượng thuốc vượt quá không nhiều. Người dân đều thực hiện đúng thời gian cách ly thuốc theo đúng quy định trước khi thu hoạch để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV quá quy định cho phép vẫn gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đặc biệt là nguồn nước, vì vậy mà các kiểu sử dụng đất đó sẽ không được đánh giá là bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh hòa bình (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w