Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh hòa bình (Trang 52)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập tài liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê…

báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bản đồ liên quan... tại phòng Tài nguyên và Môi trường.

Nguồn về số liệu cây trồng, cơ cấu mùa màng, năng suất các loại cây trồng, khuyến cáo sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Số liệu tổng hợp về chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, niên giám thống kê; các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội được thu thập tại phòng Thống kê.

2.3.2. Phương pháp điu tra thu thp s liu sơ cp

Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các tiểu vùng sinh thái và tiểu vùng kinh tế trong huyện. Trên cơ sở địa hình liên quan tới đặc điểm tài nguyên đất đai và hệ thống cây trồng của huyện theo 3 tiểu vùng phân bố trong và ngoài đê như sau:

- Tiểu vùng 1: Gồm các xã Mường Bằng, Nà Bó, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Ve, Chiềng Chăn, Tà Hộc làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 1.

- Tiểu vùng 2: Gồm các xã Chiềng Mai, Chiềng Mung, , Chiềng Sung, , Hát Lót, thị trấn Hát Lót làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 2.

- Tiểu vùng 3: Gồm các, xã Cò Nòi, Mường Bon, Mường Chanh, Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Lương, Chiềng Mai làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 3.

Sự khác biệt về địa hình cùng chế độ nước ở các tiểu vùng này đã chi phối tới các hệ thống cây trồng sản xuất nông nghiệp ở từng tiểu vùng khác nhau.

Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ: ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 90 hộ (tương đương với 90 phiếu điều tra. Mỗi xã điều tra 30 hộ (tương đương với 30 phiếu điều tra... Các hộ được chọn điều tra

đều là hộ thuần nông, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và những ảnh hưởng đến môi trường.

2.3.3. Phương pháp so sánh

So sánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó, lựa chọn các loại sử dụng đất có triển vọng và có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện.

2.3.4. Phương pháp tng hp và phân tích s liu, tài liu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel;

- Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ;

- Tổng hợp, đánh giá các tiêu chí của các Đất bằng bảng số liệu.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (một năm/Đất). Với hệ thống cây trồng, GTSX là giá trị của sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

GTSX = Sản lượng Đơn giá

- Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất được tính bằng tiền tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó, bao gồm chi phí về giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí khác (thủy lợi và các dịch vụ sản xuất khác., tiền thuê lao động ngoài. Chi phí trung gian ở đây không tính lao động gia đình.

- Giá trị gia tăng (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, đó chính là sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

- Hiệu quả đồng vốn: Hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn HQĐV = GTGT/CPTG

- Khả năng thu hút nhiều lao động giải quyết công ăn việc làm cho người dân: LĐ/ha/năm

- Giá trị một ngày công lao động: GTNC = GTGT/LĐ

* Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất

Đánh giá tổng hợp hiệu quả trên cả 3 tiêu chí: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

- Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất cao: Khi cả 3 chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội đều cao hoặc hiệu quả kinh tế cao và 2 chỉ tiêu còn lại chỉ có 1 chỉ tiêu trung bình, không có chỉ tiêu nào thấp.

- Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất trung bình: hiệu quả kinh tế trung bình và 2 chỉ tiêu còn lại không có chỉ tiêu nào thấp hoặc hiệu quả kinh tế cao và 2 chỉ tiêu còn lại trung bình hoặc hiệu quả kinh tế cao và 1 trong 2 tiêu chí còn lại thấp.

+ Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất thấp: hiệu quả kinh tế cao nhưng 2 chỉ tiêu còn lại đều thấp, hiệu quả inh tế trung bình và có ít nhất 1 trong 2 chỉ tiêu còn lại là thấp hoặc hiệu quả kinh tế thấp.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện MaiSơn tỉnh Sơn La Sơn tỉnh Sơn La

3.1.1. Thc trng s dng đất đai huyn Mai Sơn tnh Sơn La

Theo kết quả thống kê năm 2020, huyện Mai Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.670,6 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm 36,43%; đất phi nông nghiệp chiếm 2,76%; đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều chiếm gần 22% tổng diện tích đất tự nhiên. Tình hình sử dụng đất đai huyện Mai Sơn gia đoạn 2018 - 2020 được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 -2021 STT Phân loại đất 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.2 1.2 1.2.1

1.3

1.4

Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện được biến động tăng qua 3 năm nghiên cứu, cụ thể như sau:

Năm 2018 tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 103.073,30 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 48,5%, đất lâm nghiệp chiếm 49,4%, còn lại đất thủy sản là 1,56%, đất nông nghiệp khác là 0,58%.

Năm 2019 tổng diện tích đất nông nghiệp tăng 2,9% so với năm 2018, trong đó đất sản xuất nông nghiệp tăng 4% chủ yếu là tăng diện đất trồng cây lâu năm; diện tích đất lâm nghiệp cũng tăng 3,1% so với năm 2018, trong đó tăng diện tích cả 3 loại đất rừng; diện tích đất nông nghiệp khác tăng 4% so với năm 2018; diện tích đất thủy sản không tăng.

Năm 2020 tổng diện tích đất nông nghiệp tăng 0,33% so với năm 2019, trong 3 năm tăng bình quân là 1,61%/năm; trong đó đất sản xuất nông nghiệp tăng 0,64% chủ yếu là tăng diện đất trồng cây lâu năm, còn diện tích trồng lúa thì giảm nhưng số lượng giảm không đáng kể; diện tích đất lâm nghiệp không thay đổi so với năm 2019, nhưng trong 3 năm tăng bình quân là 1,56%/năm; diện tích đất nông nghiệp khác tăng 0,64% so với năm 2019, trong 3 năm tăng bình quân là 2,31%/năm; diện tích đất thủy sản tăng 0,75%, trong 3 năm tăng bình quân là 0,38%/năm.

3.2. Hiện trạng cây trồng chính trên đất nông nghiệp của huyện MaiSơn tỉnh Sơn La Sơn tỉnh Sơn La

3.2.1. Mt s loi cây trng chính trên địa bàn huyn Mai Sơn tnh Sơn La

Hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Mai Sơn khá đa dạng gồm các nhóm cây: cây lương thực, cây rau màu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh và cây giống.

Trong điều kiện đất canh tác bị thu hẹp dần do xây dựng các khu công nghiệp, khu công cộng, huyện Mai Sơn đã hình thành vùng kinh tế nông nghiệp Đồng Giao theo hướng sản xuất hàng hoá để nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích. Vùng này gồm: vùng chuyên trồng hoa cây cảnh, cây ăn quả và vùng kinh tế vườn trại, chuyên canh lúa cao sản, lúa hàng hoá và rau

sạch. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi đáng kể nhưng các loại cây trồng được trồng ở đây vẫn khá đa dạng.

Cây lương thực:

Cây Lúa: Diện tích gieo cấy năm 2020 là 9673,27 ha giảm 11,67 ha so với năm 2018. Năng suất lúa cả năm ước đạt 62,5 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha so với năm 2018. Diện lúa chất lượng cao 6.764,77 ha, chiếm 67% diện tích lúa. Diện tích đất trồng lúa biến động theo chiều hướng giảm, một phần diện tích đất trồng lúa ở những vùng thấp trũng hiệu quả thấp được chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng cây lương thực.

Cây rau màu, thực phẩm:

Diện tích cây có củ, có bột 104,01 ha; cây thực phẩm 936,06 ha. Diện tích rau các loại có tăng, chủ yếu là do được trồng xen với diện tích cây ăn quả chưa khép tán và diện tích cây ăn quả già cỗi kém hiệu quả.

* Hoa, cây cảnh:

Tính đến năm 2020, diện tích hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện Mai Sơn đạt 501,97 ha, tăng 46,7 ha so với năm 2016. Đây là loại sử dụng đất mang lại giá trị kinh tế lớn nên có xu hướng ngày càng phát triển.

* Cây công nghiệp ngắn ngày:

Tập trung vào 3 loại cây chính là cây ngô và cây đậu tương và mía, phân bố ở các xã như TT. Hát Lót, xã (Còi Nòi, Chiềng Ban, Chiềng Chăn, Chiềng Kheo). Năm 2020, diện tích cây công nghiệp là 700,61 ha. Trong giai đoạn 2018 đến 2020 diện tích trồng ngô và đậu tương có tăng nhưng cũng không đáng kể, mặc dù 2 loại cây này có khả năng cải tạo đất rất cao nhưng chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

* Cây ăn quả:

Các loại cây ăn quả được trồng chủ yếu là dứa, cam, xoài, chuối và nhãn, là những loại cây có giá trị hàng hóa và khả năng tiêu thụ cao. Diện tích cây ăn quả tăng qua các năm. Cụ thể, diện tích cây ăn quả lâu năm là 35.681,30 ha tăng

1.691,92 ha so với năm 2018. Trong những năm qua, người dân huyện Mai Sơn đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng cây hàng năm

kém hiệu quả chuyển sang mô hình làm trang trại trồng cây ăn quả có hiệu quả cao hơn.

* Cây giống:

Tính đến năm 2020, diện tích trồng cây giống trên địa bàn huyện Mai Sơn đạt 16,52 ha, đây là loại cây trồng không chiếm nhiều diện tích nhưng có năng suất khá lớn. Các loại cây giống phần lớn là cam canh, cam vinh, bưởi diễn, xoài, nhãn ...

3.2.2. Phân chia các loi đất nông nghip trên địa bàn huyn Mai Sơn tnh Sơn La Sơn tnh Sơn La

Huyện Mai Sơn có hệ thống cây trồng rất phong phú và đa dạng với nhiều loại sử dụng đất. Các kiểu sử dụng đất dần được chuyển đổi phù hợp với nhu cầu thị trường và cho hiệu quả cao hơn. Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện và dựa trên phân vùng kinh tế, tiềm năng đất đai, lao động, tập quán canh tác, hiện trạng sử dụng đất, địa hình, thành phần cơ giới, chế độ nước, chế độ tưới tiêu, hiện trạng các kiểu sử dụng đất nông nghiệp, có thể chia huyện Mai Sơn thành 3 tiểu vùng chính:

- Tiểu vùng 1: Gồm các xã Mường Bằng, Nà Bó, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Ve, Chiềng Chăn, Tà Hộc. Đất đai ở tiểu vùng này là đất Đất núi cao loại đất đỏ trên núi đá vôi, pha lẫn đất sét phù hợp trồng các loại cây lâu năm và trồng ngô.

- Tiểu vùng 2: Gồm các xã Chiềng Mai, Chiềng Mung, , Chiềng Sung, , Hát Lót, thị trấn Hát Lót Đất đai ở tiểu vùng này có địa hình carxtơ bao gồm các dạng địa hình đồi núi cao, đất phù sa không được bồi, không loang lổ, không glây phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Tiểu vùng 3: Gồm các, xã Cò Nòi, Mường Bon, Mường Chanh, Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Lương, Chiềng Mai. Đất đai tại tiểu vùng này địa hình thấp trũng, đồi thoải, sườn

thoải, hoặc rất thoải, đất phù sa glây phù hợp trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

Loại sử dụng đất trên địa bàn mô tả thực trạng sử dụng đất của một khu vực với các phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật nhất định. Huyện Mai Sơn có hệ thống cây trồng khá đa dạng với nhiều loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất khác nhau. Tổng hợp kết quả điều tra sản xuất nông hộ về hiện trạng sử dụng đất, trên địa bàn vùng của huyện Mai Sơn có 7 loại sử dụng đất được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng các cây trồng trên đất nông nghiệp huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La năm 2020

Loại đất

1. Chuyên lúa

2. Lúa - cây vụ đông

3. Chuyên rau màu

Loại đất

6. Nuôi trồng thủy sản 7. Chuyên Lâm Nghiệp Tiểu Vùng 2

1. Chuyên rau màu

2. Chuyên cây ăn quả

3.Chuyên cây cảnh

4. Chuyên cây giống 5. Chuyên Lâm Nghiệp Tiểu Vùng 3

3: Chuyên cây cảnh

4. Chuyên cây giống 5. Nuôi trồng thủy sản 6. Chuyên Lâm Nghiệp

[Nguồn: Chi cục thống kê huyện Mai Sơn]

3.3. Hiệu quả việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấungành nông nghiệp huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La ngành nông nghiệp huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất.

Đánh giá hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm năm 2020 bao gồm tất cả các loại sử dụng đất trừ đất chuyên lâm nghiệp.

3.3.1. Hiu qu kinh tế s dng đất nông nghip tiu vùng 1 huyn Mai Mai

Sơn tnh Sơn La

3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng 1 huyện Mai Sơn

tỉnh Sơn La

Bảng 3.3 tiểu vùng 1 có 7 loại sử dụng đất chính với 17 kiểu hình sử dụng đất theo bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trên đất nông nghiệp tiểu vùng 1

Đất Kiểu sử dụng đất

Đất 1: Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa

Đất 2: 2 Lúa - cây 2. Lúa xuân - Lúa mùa

vụ đông - Bầu, bí, mướp

3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

4. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua

5. Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương

6. Lúa xuân - lúa mùa - Ngô đông

Đất 3: Chuyên rau màu 7. Dưa chuột - Cà chua

Đất Kiểu sử dụng đất

8. Bầu, bí, mướp - Đậu đũa - Su hào

9. Dưa

tương - Khoai lang

Đất 4: Chuyên cây 10. Dứa

ăn quả

11. Bưởi diễn

12. Nhãn

13. Cam canh

14. Cam vinh

Đất 5: Chuyên cây cảnh 15. Quất cảnh

Đất 6: Nuôi trồng 16. Cá

Đối với nhóm cây trồng hàng năm bao gồm có đất chuyên lúa, đất chuyên Lúa - cây vụ đông và đất chuyên rau màu. Trong đó, đất chuyên rau màu cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong nhóm cây trồng hàng năm của tiểu vùng 1. Cụ thể:

Đất chuyên lúa có 1 kiểu hình sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa, giá trị sản xuất đạt 87,5 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đạt 55,51 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,74 lần. Kiểu sử dụng đất này cho hiệu quả không cao nhưng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho địa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh hòa bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w