4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng 1 huyện Mai Sơn tỉnh
3.3. Hiệu quả việc sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấungành nông nghiệp huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La ngành nông nghiệp huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm năm 2020 bao gồm tất cả các loại sử dụng đất trừ đất chuyên lâm nghiệp.
3.3.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng 1 huyện Mai Mai
Sơn tỉnh Sơn La
3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng 1 huyện Mai Sơn
tỉnh Sơn La
Bảng 3.3 tiểu vùng 1 có 7 loại sử dụng đất chính với 17 kiểu hình sử dụng đất theo bảng dưới đây:
Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trên đất nông nghiệp tiểu vùng 1
Đất Kiểu sử dụng đất
Đất 1: Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa
Đất 2: 2 Lúa - cây 2. Lúa xuân - Lúa mùa
vụ đông - Bầu, bí, mướp
3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang
4. Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua
5. Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương
6. Lúa xuân - lúa mùa - Ngô đông
Đất 3: Chuyên rau màu 7. Dưa chuột - Cà chua
Đất Kiểu sử dụng đất
8. Bầu, bí, mướp - Đậu đũa - Su hào
9. Dưa
tương - Khoai lang
Đất 4: Chuyên cây 10. Dứa
ăn quả
11. Bưởi diễn
12. Nhãn
13. Cam canh
14. Cam vinh
Đất 5: Chuyên cây cảnh 15. Quất cảnh
Đất 6: Nuôi trồng 16. Cá
Đối với nhóm cây trồng hàng năm bao gồm có đất chuyên lúa, đất chuyên Lúa - cây vụ đông và đất chuyên rau màu. Trong đó, đất chuyên rau màu cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong nhóm cây trồng hàng năm của tiểu vùng 1. Cụ thể:
Đất chuyên lúa có 1 kiểu hình sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa, giá trị sản xuất đạt 87,5 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đạt 55,51 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 1,74 lần. Kiểu sử dụng đất này cho hiệu quả không cao nhưng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho địa phương do đó phải nâng cao hiệu quả trong thời gian tới, giải pháp tốt nhất hiện nay vẫn là tập trung thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất cao.
Đất 2 Lúa - cây vụ đông có 6 kiểu hình sử dụng đất, nhìn chung Đất này đạt hiệu quả kinh tế ở mức trung bình, kiểu hình sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đạt giá trị sản xuất cao nhất là 269,17 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đạt 209,51 triệu đồng/ha. Tiếp đó là kiểu hình sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Bầu, bí, mướp đạt giá trị sản xuất là 163,43 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng 119,93 triệu đồng/ha. Kiểu hình sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang và Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương có giá trị sản xuất không cao, lần lượt là 126,50 triệu đồng/ha và 116,39 triệu đồng/ha. Thấp nhất là kiểu hình sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông đạt hiệu quả thấp nhất nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn, phục vụ trong chăn nuôi.
Đối với nhóm cây trồng lâu năm có Đất cây ăn quả, nhìn chung đây cũng là loại sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế khá cao ở tiểu vùng 1, hệ thống cây ăn quả của huyện khá đa dạng, trong đó cam canh, nhãn, dứa là 3 loại cây trồng chủ yếu chiếm diện tích đáng kể và mang tính cây trồng hàng hóa cao. Đặc biệt, đất cây ăn quả có đặc điểm là những năm đầu của quá trình sinh trưởng cần mức độ đầu tư về chi phí giống và chăm sóc khá lớn nhưng khi cây bắt đầu cho thu hoạch thì chi phí giảm đi rất nhiều do đó giá trị gia tăng
sẽ ngày càng tăng. Trong loại sử dụng đất cây ăn quả, cam canh là loại cây trồng đạt hiệu quả sử dụng đất cao nhất, giá trị xản suất đạt 1605,56 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đạt 1554,9 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn đạt 30,7 lần. Tuy nhiên, trong loại sử dụng đất cây ăn quả, bưởi diễn là loại cây có hiệu quả kinh tế không cao, giá trị sản suất chỉ đạt 140,56 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đạt 91,94 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn 1,86 lần.
3.3.1.2. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trông trên đất nông nghiệp của tiểu vùng 2 huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
Tiểu vùng 2 có 5 loại sử dụng đất chính với 14 kiểu hình sử dụng đất khác nhau. Cụ thể được trình bày tại bảng 3.5 dưới đây:
Đất chuyên rau màu cho hiệu quả kinh tế duy trì ở mức trung bình với
3kiểu sử dụng đất đều được đánh giá là có hiệu quả kinh tế trung bình. Trong đó, kiểu hình sử dụng đất Hành - Cà chua - Bắp cải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong Đất, đạt giá trị xản suất là 226,50 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đạt 176,90 triệu đồng/ha; thấp nhất là kiểu sử dụng đất Bầu, bí, mướp - Đậu tương - Khoai lang đạt giá trị sản xuất 180,03 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đạt 149,41 triệu đồng/ha. Đây là loại sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và có giá trị hàng hóa cao, sản phẩm dễ tiêu thụ nên trong tương lai cần phát triển loại sử dụng đất này nhiều hơn nữa để nâng cao thu nhập cho người dân và tạo thị trường sản phẩm rau sạch ổn định cho người dân trong huyện và các vùng lân cận.
Đất chuyên cây ăn quả có kiểu sử dụng đất cam đường canh cho giá trị sản xuất lớn nhất là 1861,11 triệu đồng/ha, sau đó đến dứa cho giá trị xản xuất là 916,11 triệu đồng/ha và nhãn 555,56 triệu đồng/ha. Thấp nhất trong Đất này là kiểu sử dụng đất quất quả cho hiệu quả kinh tế rất thấp với giá tri sản xuất chỉ đạt 54,44 triệu đồng/ha sau đó bưởi diễn với giá trị sản xuất là 165,97 triệu đồng/ha. Các kiểu sử dụng đất còn lại của Đất chuyên cây ăn quả đều cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình.
Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trên đất nông nghiệp tại tiểu vùng 2 huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
Đất Kiểu sử dụng đất
Đất 1: Chuyên 1. Bầu, bí, mướp - Đậu tương - Khoai lang
rau màu
2. Hành - Cà chua - Bắp cải
3. Bầu, bí, mướp - Cà chua - Su hào
Đất 2: Chuyên 4. Bưởi diễn
cây ăn quả
5. Nhãn
6. Chuối
7. Dứa
8. Quất quả
9. Cam đường canh 10. Cam vinh
Đất 3: Chuyên 11. Quất cảnh
cây cảnh
12. Bưởi cảnh
Đất 4: Chuyên 13. Cây giống (cam canh, cam vinh…)
cây giống
Đất chuyên cây cảnh của tiểu vùng 2 cho hiệu quả kinh tế tương đối cao. Trong đó giá trị sản xuất cao nhất là cây bưởi cảnh với giá trị sản xuất 1844,44 triệu đồng/ha, kiểu hình sử dụng đất này chính là 1 lợi thế của tiểu vùng 2, mang lợi giá trị sản xuất tương đối lớn. Sau bưởi cảnh, quất cảnh với giá tri sản xuất là 1666,67 triệu đồng/ha cũng là 1 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao của vùng cần được giữ vững và mở rộng với quy mô lớn hơn.
Đối với Đất cây giống cho hiệu quả kinh tế cao với giá trị sản xuất là 950,28 triệu đồng/ha, chủ yếu là trồng cam canh, cam vinh, bưởi giống. Đây là kiểu sử dụng đất cần được phát triển tốt để cung cấp đủ cây giống cho Đất chuyên cây ăn quả của tiểu vùng và các địa phương khác của huyện.
3.3.1.3. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng trên đất nông nghiệp của tiểu vùng 3 huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
Tiểu vùng 3 có 6 loại sử dụng đất chính với 14 kiểu hình sử dụng đất khác nhau. Cụ thể được trình bày tại bảng 3.5 dưới đây:
Qua bảng ta thấy hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất ở tiểu vùng
3có sự chênh lệch rõ rệt so với 2 tiểu vùng còn lại, Đất cây cảnh có hiệu quả kinh tế cao nhất khi cả 3 kiểu sử dụng đất của Đất này đều có hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật nhất là kiểu sử dụng đất hoa chậu cảnh có giá trị sản xuất cao nhất toàn vùng với 1111,11 triệu đồng/ha. Đất cây cảnh chính là 1 lợi thế của tiểu vùng 3, khi mang lại hiệu quả kinh tế tương đối lớn, cần được mở rộng và phát triển hơn nữa để mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Đối với Đất chuyên màu của vùng có hiệu quả kinh tế tương đối thấp với 2 kiểu sử dụng đất được đánh giá Trung bình và 2 kiểu sử dụng đất đánh giá thấp. Kiểu sử dụng đất Cà pháo - Cà chua - Bắp cải cho hiệu quả cao nhất trong Đất này với giá trị sản xuất cao nhất là 237,00 triệu đồng/ha, thấp nhất là kiểu Đậu tương - Cải củ - Su hào có giá trị sản xuất chỉ đạt 89,82 triệu đồng/ha. Tuy có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong Đất chuyên rau màu của tiểu vùng 3 nhưng kiểu sử dụng đất Đậu tương - Cải củ - Su hào lại có khả năng cải tạo đất, cần được duy trì và có phương án nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.
Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng trên đất nông nghiệp tiểu vùng 3 huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
Đất Kiểu sử dụng đất
1. Cà pháo - Mướp - Bắp cải
2. Đậu tương - cải củ -
Đất 1: Chuyên su hào
rau màu 3. Cà pháo - Cà chua -
Bắp cải
4. Mướp - cà chua - su hào
5. Nhãn
Đất 2: Chuyên 6. Dứa
cây ăn quả 7. Cam đường canh
8. Cam vinh Đất 3: Chuyên 9. Quất cảnh 10. Bưởi cảnh cây cảnh 11.Hoa chậu cảnh Đất 4: Chuyên
thủy sản (chép, trắm, mè,…)
Đất chuyên cây ăn quả của vùng có hiệu quả kinh tế tương đối cao so với 2 tiểu vùng còn lại với 3/4 kiểu sử dụng đất được đánh giá là cao. Trong đó, kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhất là cam đường canh, với giá trị sản xuất là 1065,00 triệu đồng/ha, tiếp đó là cây dứa và nhãn lần lượt là 916,06 và 621,67 triệu đồng/ha. Cây ăn quả có hiệu quả kinh tế thấp nhất là cam vinh với giá trị sản suất là 135,00 triệu đồng/ha.
Đất cây giống với giá trị sản xuất là 700,00 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 158,23 triệu đồng/ha được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao. Đây là Đất rất cần thiết để phát triển Đất cây ăn quả, nên cần được duy trì và nâng cao hiệu quả.
Đất nuôi trồng thủy sản của vùng có giá trị kinh tế ở mức trung bình với giá trị sản xuất là 184,72 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 35,37 triệu đồng/ha, với lợi thế là bãi ngoài đê nên việc phát triển thủy sản, nâng cao hiệu quả kinh tế là việc cần làm trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu cho thấy, các cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng mà còn phụ thuộc vào trình độ sản xuất của nông dân, quá trình đầu tư chi phí, kinh nghiệm trong trồng trọt, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản. Nhìn chung, mỗi tiểu vùng đều có những loại sử dụng đất thế mạnh và đặc trưng cho từng tiểu vùng. Với địa hình vàn thấp, thấp, đất phù sa glây ở tiểu vùng 1 có thế mạnh với loại sử dụng đất là cây cây ăn quả mang và các loại rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đặc biệt là các loại rau màu và cây ăn quả mang tính hàng hóa cao của huyện Mai Sơn. Với tiểu vùng 2, địa hình vùng cao, đất phù sa không được bồi thích hợp với loại sử dụng đất cây cảnh và cây ăn quả. Đây là những loại cây trồng đều mang lại lợi ích kinh tế khá lớn. Còn với tiểu vùng 3 là tiểu có đất phù sa không loang lổ, loại sử dụng đất nổi bật nhất của vùng này chính là hoa, cây cảnh với kiểu sử dụng đất hoa chậu cảnh rất phát triển với những
làng hoa nổi tiếng. Các Đất có hiệu quả kinh tế cao đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho người dân, giúp người dân gắn bó với nghề hơn nên cần duy trì và phát triển những loại sử dụng đất đó.
Giá trị sản phẩm đạt gần 90 triệu đồng/1ha canh tác, giá trị này dần được lên theo từng năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt trên 80 tấn, và nhiều năm gần đây liên tục vượt kế hoạch đề ra.
Nhìn chung, các địa phương trong huyện Mai Sơn đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và liên kết phát triển sản xuất có hợp đồng tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản.