4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các tiểu vùng sinh thái và tiểu vùng kinh tế trong huyện. Trên cơ sở địa hình liên quan tới đặc điểm tài nguyên đất đai và hệ thống cây trồng của huyện theo 3 tiểu vùng phân bố trong và ngoài đê như sau:
- Tiểu vùng 1: Gồm các xã Mường Bằng, Nà Bó, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn, Chiềng Ve, Chiềng Chăn, Tà Hộc làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 1.
- Tiểu vùng 2: Gồm các xã Chiềng Mai, Chiềng Mung, , Chiềng Sung, , Hát Lót, thị trấn Hát Lót làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 2.
- Tiểu vùng 3: Gồm các, xã Cò Nòi, Mường Bon, Mường Chanh, Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Lương, Chiềng Mai làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 3.
Sự khác biệt về địa hình cùng chế độ nước ở các tiểu vùng này đã chi phối tới các hệ thống cây trồng sản xuất nông nghiệp ở từng tiểu vùng khác nhau.
Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ: ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 90 hộ (tương đương với 90 phiếu điều tra. Mỗi xã điều tra 30 hộ (tương đương với 30 phiếu điều tra... Các hộ được chọn điều tra
đều là hộ thuần nông, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và những ảnh hưởng đến môi trường.