Xoa bóp cho người già

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA TÊN NGHỀ: GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH (Trang 117 - 120)

- Nội dung cơ bản về sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần;

3.Xoa bóp cho người già

3.1. Xác định được mục đích của việc xoa bóp cho người già, người mắc các bệnh mạn tính.

3.2. Đánh giá được tình trạng vận động, các vị trí đau của người già, người mắc các bệnh mạn tính.

3.3. Chuẩn bị được các loại dụng cụ để thực hiện xoa bóp phù hợp.

3.4. Tiến hành được kỹ thuật xoa bóp cho người già, người mắc các bệnh mạn tính theo đúng quy trình.

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU Kỹ năng quan trọng Kỹ năng quan trọng

Hỗ trợ tâm lý cho người già

Nắm chắc đặc điểm tâm lý của người già, người mắc bệnh mạn tính.

Phát hiện được những thay đổi về tâm lý của người già, người mắc bệnh mạn tính hay gặp.

Nhận định được các thói quen hoặc sở thích của người già, người mắc bệnh mạn tính. Nhận định được những ảnh hưởng trong quá khứ như các kỷ niệm: đi bộ đội, làm công nhân…hay những kỷ niệm đẹp…

Duy trì mối liên hệ, tiếp xúc với người già, người mắc bệnh mạn tính thường xuyên, hàng ngày để có thể hiểu được những diễn biến tâm lý của người già, người mắc bệnh mạn tính. Khi tiếp xúc cần: thân mật, chân thành, cởi mở, dễ gần, lời nói dịu dàng, ôn tồn, hòa nhã.

Lên lịch sinh hoạt phù hợp hàng ngày cho người già, người mắc bệnh mạn tính.

Động viên khuyến khích người già tham gia các hoạt động giải trí phù hợp để duy trì tình trạng sức khỏe tinh thần: nghe đài, đọc sách báo, xem ti vi, chơi cờ vua, cờ tướng, tham gia các câu lạc bộ làm thơ, khiêu vũ….

118

Báo cáo với gia chủ khi phát hiện những biểu hiện bất thường về tâm lý của người già, người mắc bệnh mạn tính.

Hướng dẫn các tư thế nghỉ ngơi thông thường

Đánh giá tình trạng người già, người mắc bệnh mạn tính trước khi đặt tư thế, mức độ thoải mái khi người bệnh nằm.

Đánh giá sự vận động của người già, người mắc bệnh mạn tính. Đánh giá nguy cơ về các biến chứng trong trường hợp người già, người mắc bệnh mạn tính có: liệt, hạn chế vận động, giảm sự lưu thông của mạch máu.

Đánh giá tình trạng tri giác của người già, người mắc bệnh mạn tính: tỉnh, hôn mê...

Đánh giá tình trạng da của người già, người mắc bệnh mạn tính.

Các bệnh lý kèm theo: liệt, khó thở, tim mạch, chấn thương cột sống, vết thương vùng lưng…

Giải thích, hướng dẫn cho người già, người mắc bệnh mạn tính trước khi tiến hành đặt vào đúng tư thế. Giúp người già, người mắc bệnh mạn tính hiểu được tầm quan trọng và sự hiệu quả khi có được tư thế trị liệu an toàn.

Thực hiện được các tư thế nghỉ ngơi, vận động trị liệu cho người già, người mắc bệnh mạn tính theo đúng quy trình.

Xoa bóp cho người già

Nhận định tình trạng vận động, các vị trí đau của người già, người mắc các bệnh mạn tính.

Động viên người già, người mắc các bệnh mạn tính yên tâm và hợp tác tốt trong quá trình thực hiện kỹ thuật xoa bóp.

Thực hiện quy trình kỹ thuật xoa bóp các vùng trên cơ thể, xoa bóp chữa một số bệnh thường gặp phù hợp với tình trạng thực tế của người già, người mắc các bệnh mạn tính.

Đảm bảo người già cảm thấy dễ chịu sau khi được thực hiện xoa bóp.

Kiến thức thiết yếu

Hỗ trợ tâm lý cho người già

119

Những thay đổi về tâm lý của người già, người mắc bệnh mạn tính hay gặp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những điều cần lưu ý khi giao tiếp với người già.

Một số hoạt động làm cho người già sinh hoạt thoải mái, tạo tâm lý vui tươi, yên tâm chữa bệnh từ đó mất những biểu hiện tâm lý như: cô đơn, lo nghĩ, buồn rầu, sợ hãi ...

Hướng dẫn các tư thế nghỉ ngơi thông thường

Mục đích, các trường hợp áp dụng và không áp dụng của các tư thế nghỉ ngơi, vận động trị liệu.

Quy trình kỹ thuật các tư thế nghỉ ngơi, vận động trị liệu.

Xoa bóp cho người già

Mục đích của việc xoa bóp cho người già, người mắc các bệnh mạn tính. Chỉ định, chống chỉ định của việc xoa bóp cho người già, người mắc các bệnh mạn tính.

Những nguyên tắc khi tiến hành xoa bóp.

Quy trình kỹ thuật xoa bóp các vùng trên cơ thể, xoa bóp chữa một số bệnh thường gặp.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Hỗ trợ tâm lý cho người già

Nhà cửa, các vật dụng của người già đảm bảo sạch sẽ, bố trí các trang thiết bị hỗ trợ người già hợp lý.

Các trang thiết bị giải trí hỗ trợ như: đài, sách báo, ti vi, cờ vua, cờ tướng...

Hướng dẫn các tư thế nghỉ ngơi thông thường

Giường phù hợp với điều kiện gia đình, song chắn giường. Gối đủ loại: Gối cứng, gối mềm, gối hình trụ.

Vòng đệm chống loét các loại (vòng cao su bơm hơi, vòng bông) Hộp kê chân

Giá gỗ hoặc ghế, băng ca, ván trượt, vải trải

120

Các loại tinh dầu xoa bóp, phấn rôm, đèn hồng ngoại, dụng cụ đấm lưng, cây lăn mát xa, quả cầu gai, cây cào da đầu, quả cầu gai, trái banh, bàn lăn mát xa chân bằng gỗ, máy mát xa….

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá: Người già được nghỉ ngơi và thư giãn và có trạng thái tâm lý tốt.

Sử dụng các bảng kiểm quy trình để quan sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ.

Phỏng vấn người già được chăm sóc và gia đình.

Báo cáo của người lao động giúp việc trong việc thực hiện nhiệm vụ.

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC:

PHÒNG VÀ SƠ CẤP CỨU TAI NẠN THƯỜNG GẶP CHO NGƯỜI GIÀ TẠI GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI GIÀ TẠI GIA ĐÌNH

MÃ SỐ: CM 26

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN 1. Phòng chống té ngã 1. Phòng chống té ngã

1.1. Hiểu được hậu quả té ngã, tầm quan trọng việc phòng té ngã ở người già.

1.2. Đánh giá nguy cơ ngã của người già. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. Thực hiện các biện pháp dự phòng té ngã cho người già. 1.4. Biết cách xử trí người già, người mắc bệnh mạn tính sau ngã.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA TÊN NGHỀ: GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH (Trang 117 - 120)