Thảo luậ n đánh giá kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu phân tích tác động hình ảnh điểm đến của tp. nha trang - khánh hòa đến ý định hành vi tương lai của khách du khách (Trang 68 - 73)

IV. Tóm tắt chương 1:

6. Thảo luậ n đánh giá kết quả nghiên cứu:

Như đã phân tích ban đầu, đây là một nghiên cứu dạng khám phá được tiến hành lần đầu trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch tại Nha Trang, thông qua việc điều tra từ du khách nội địa khi đi du lịch tại Nha Trang để đánh giá ý định hành vi tương lai của du khách thông qua cảm nhận về hình ảnh thành phố du lịch Nha Trang dựa vào khuôn mẫu của lý thuyết điều tra về hình ảnh điểm đến du lịch đối với sự hài lòng và sự trung thành của du khách. Do đó, việc xây dựng mô hình

nghiên cứu trong đề tài này chỉ nằm ở dạng đề xuất dựa trên kết quả của một số phân tích đánh giá hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố.

6.1. Đánh giá các tiêu chí trong từng thang đo được rút ra :

Theo kết quả phân tích dựa trên dữ liệu thu thập được, các thang đo được sử dụng trong mô hình đều là những thang đo hoàn toàn có độ tin cậy và có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả đánh giá của du khách về từng nội dung trong từng thang đo đều cho thấy hầu như du khách đều hài lòng với các nội dung trên ở mức từ trung hòa (bình thường) trở lên, cụ thể : (phụ lục V)

+ Về sức hấp dẫn của thành phố Nha Trang : du khách đánh giá cao nhất ở tiêu chí ‘‘ thuận tiện ghé qua khi đi công tác hay du lịch tại nơi khác’’ và thấp nhất ở tiêu chí ‘‘ có nhiều sự kiện hấp dẫn thu hút du khách’’, tuy nhiên vẫn ở trên mức trung bình.

+ Về cơ sở vật chất – kỹ thuật : du khách đánh giá cao nhất ở tiêu chí ‘‘thành

phố có đầy đủ hệ thống khách san, nhà nghỉ lưu trú’’ và thấp nhất ở tiêu chí ‘‘thành phố có nhiều khu mua sắm, dễ dàng tìm đến’’, tuy nhiên vẫn ở trên mức

trung bình.

+ Về môi trường du lịch : du khách đánh giá cao nhất ở tiêu chí ‘‘thời tiết mát

mẻ và dễ chịu’’ cùng ‘‘hệ thống công viên bờ biển thoáng mát, sạch sẽ’’ và thấp nhất ở tiêu chí ‘‘các tệ nạn xã hội như ăn xin cò mồi hầu như là không có’’, tuy nhiên vẫn ở trên mức trung bình.

+ Về các dịch vụ phụ trợ : du khách đánh giá cao nhất ở tiêu chí ‘‘các loại hình

tour du lịch luôn đa dạng, đáp ứng nhiều sở thích khác nhau’’ và thấp nhất ở tiêu

chí ‘‘thông tin các tour du lịch được cập nhập nhanh chóng’’, tuy nhiên vẫn ở trên mức trung bình.

Nhìn chung, các tiêu chí đánh giá hình ảnh điểm đến thành phố Nha Trang đều được du khách xếp ở mức ‘‘đồng ý’’ và ‘‘hoàn toàn đồng ý’’ ở khoảng trên 70%,điều này cho thấy mức độ hài lòng của du khách là khá cao, có đến 83,5% số người tham gia trả lời đều cho rằng họ hoàn toàn hài lòng với quyết định đi du lịch tại Nha Trang của mình. Bên cạnh đó. Mức độ đánh giá ‘‘không đồng ý’’ và ‘‘hoàn toàn đồng ý’’ ở các tiêu chí là khá thấp, chỉ ở mức xấp xỉ 10%, nhưng đặc

biệt ở tiêu chí ‘‘các tệ nạn xã hội như ăn xin cò mồi hầu như là không có’’ chiếm đến 21,5% mức độ không hài lòng của du khách.

Kết quả phân tích hồi quy và tương quan tuyến tính ở trên đã cho thấy các thang đo có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với sự trung thành của du khách thông qua tác động của ‘Hình Ảnh Điểm Đến’ bao gồm 3 nhân tố. Trong đó nhân tố Sự hài lòng có tác động nhiều nhất đến mức độ trung thành của du khách (0.381. Kể đến là 2 nhân tố Dịch vụ phụ trợ và Cơ sở vật chất – kỹ thuật (B= 0.309 ; 0.219). Qua đó gợi mở cho ngành du lịch Nha Trang cần có những giải pháp hàng đầu trong việc xây dựng và cải tiến hệ chất lượng các hệ thống cơ sở vật chất tại địa bàn đồng thời bổ sung đầy đủ các dịch vụ phụ trợ nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất,... như vậy sẽ làm tăng sự hài lòng của du khách khi đến Nha Trang và sẽ tăng sự tín nhiệm cũng như mức độ trung thành trong lòng du khách.

SƠ ĐỒ 3.3: Mô hình kết quả kiểm định giả thuyết

Sự Hấp Dẫn Của TP.Nha Trang Môi Trường Du Lịch Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Các Dịch Vụ Phụ Trợ Sự Hài Lòng Của Du Khách Sự Trung Thành Của Du Khách

6.2. Nhận xét :

Như đã đánh giá ở trên, ta thấy được rằng những đánh giá cao của du khách tập trung nhiều về những nhân tố thuộc yếu tố khách quan về điều kiện thiên nhiên ban tặng cho Nha Trang như khí hậu, vị trí địa lý, tài nguyên du lịch…đây là những điểm sáng mà ngành du lịch cần tiếp tục phát huy.

Những đánh giá thấp của du khách về các tiêu chí trong từng thang đo tuy vẫn nằm ở mức thấp nhưng điều đó đã cho thấy vẫn còn những tồn tại, một số hạn chế chưa đáp ứng được nhiều sự mong đợi của du khách và điều này phải được khắc phục trong thời gian tới. Đại đa số những đánh giá thấp này tập trung vào những yếu tố chủ quan như việc cung cấp dịch vụ và phục vụ du khách của các cơ sở kinh doanh du lịch, nên đây là điều dễ dàng khắc phục trong tương lai.

Bên cạnh đó, đối với những tiêu chí còn lại cần phải được duy trì và ngày càng cải tiến cao hơn nữa để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách và phù hợp với điều kiện ngày càng phát triển cao của xã hội, để làm sao mức độ hài lòng của du khách ngày càng tăng và thúc đẩy họ có mong muốn sẽ trở lại Nha Trang ngay khi có thể.

6..3.Hạn chế của đề tài :

+ Về vấn đề nghiên cứu: ‘‘Hình ảnh điểm đến du lịch tác động đến ý định hành vi tương lai của du khách’’ là nội dung tương đối khó bàn luận,vì ‘‘ Hình ảnh điểm đến’’ suy cho cùng là một tiến trình cảm nhận xuyên suốt của du khách về tất cả mọi mặt của một địa danh du lịch được đúc kết lại trong khi ‘‘ý định hành vi tương lai’’ lại là sự so sánh mang tính tương đối của du khách, vì thế không có chuẩn chung để kết luận, du khách có thể thay đổi ý định của mình sau này khi có những thay đổi theo điều kiện bản thân hay theo không gian, thời gian.

Bên cạnh đó, vì đây là nghiên cứu mang tính khám phá và là nghiên cứu lần đầu nên trong quá trình thiết kế thang đo chưa thể đảm bảo độ phân biệt trong các khái niệm giữa lý thuyết và thực tiễn, do đó đã xảy ra hiện tượng có sự phân tách các biến trong thang đo hay có sự hợp nhất giữa nhiều nhân tố.

+ Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu này chỉ tập trung điều tra du khách đi du lịch tại Nha Trang là đối tượng du khách nội địa, bỏ qua một lượng

lớn các du khách quốc tế đến Nha Trang, đây là một hạn chế lớn sẽ gây sai lệch về tính khái quát cho các thang đo lường và mô hình nghiên cứu.

+ Hạn chế cuối cùng của đề tài này là sai sót trong mô hình nghiên cứu tác động của các thành phần ‘Hình Ảnh Điểm Đến’ đến ý định hành vi trong tương lai của du khách, việc loại bỏ đi bớt 1 thang đo Chất lượng dịch vụ khi kiểm định mô

hình đã làm sai lệch đi mô hình lý thuyết đã đề ra, đồng thời tính khẳng định cho các đề xuất là chưa cao, do đó, các đề xuất đưa ra chỉ là các định hướng, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu tiếp theo cho vấn đề này.

CHƯƠNG IV :

Một phần của tài liệu phân tích tác động hình ảnh điểm đến của tp. nha trang - khánh hòa đến ý định hành vi tương lai của khách du khách (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)