Hệ thống giao thôn g:

Một phần của tài liệu phân tích tác động hình ảnh điểm đến của tp. nha trang - khánh hòa đến ý định hành vi tương lai của khách du khách (Trang 31 - 33)

IV. Tóm tắt chương 1:

2. Thực trạng hình ảnh điểm đến du lịch thành phố Nha Tran g: 1 Vị trí địa lý :

2.5.1.1. Hệ thống giao thôn g:

Việc phát triển du lịch phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố. Nó sẽ góp phần mang đến cho thành phố một hình ảnh về sự thuận tiện hay thỏa mãn những trải nghiệm của du khách khi đến đây. Nhìn chung, thành phố Nha Trang có một hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi, hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông, thuận tiện trong quá trình di chuyển của du khách.

+ Đường hàng không: liên hệ giao thông hàng không đến tỉnh Khánh Hoà qua các

cảng hàng không Nha Trang, Cam Ranh. Sân bay Nha Trang có một đường băng rộng 45m, dài 1.950m, là sân bay nhỏ, hiện nay chỉ phục vụ cho các máy bay quân sự nhỏ. Tháng 6/2004, sân bay Cam Ranh với bốn đường băng dài 3.040m,

nằm cách thành phố Nha Trang gần 30km, là sân bay đã được đưa vào sử dụng vận chuyển hành khách thay thế cho sân bay Nha Trang, và nó đã trở được nâng cấp lên thành sân bay quốc tế.

+ Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hoà dài khoảng 149,2km với ga Nha Trang là ga chính, có qui mô lớn, làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hoá từ Lâm Đồng, Buôn Mê Thuộc tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Tuyến đường sắt qua Nha Trang là một trong những phương tiện quan trọng vận chuyển khách du lịch.

+ Đường biển: Nha Trang - Khánh Hoà có 385km bờ biển với nhiều điều kiện

thuận lợi để thiết lập cảng biển, hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh bao gồm cảng cát Đầm Môn, cảng Hòn Khói, cảng đóng tàu Huyndai – Vinashin, cảng Ba Ngòi nằm trong vịnh Cam Ranh, cảng Nha Trang hiện được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ vận tải hành khách và chuyển tải hàng hoá các loại. Cảng Nha Trang được xem là đầu mối vận chuyển hàng hóa và hành khách quan trọng bằng đường biển của thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam trung bộ nói chung.

+Đường bộ: trên địa bàn thành phố Nha Trang có nhiều tuyến quốc lộ đi qua như

quốc lộ 1A chạy dọc bờ biển thành phố; quốc lộ 26 nối Nha Trang - Khánh Hòa với thành phố Buôn Mê Thuột...; tuyến đường Khánh Lê – Lâm Đồng qua địa phận huyện Khánh Vĩnh là hành lang lưu thông trực tiếp từ Nha Trang, Diên Khánh đi Đà Lạt.

Trong nội tỉnh Khánh Hòa, có nhiều tuyến đường như: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với TP. Nha Trang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra Quốc lộ 1A, đường Khánh Bình – Ninh Xuân nối từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh… đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh. Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, hệ thống đường bộ, đường thủy dẫn đến các khu du lịch mới chưa được đầu tư hay đầu tư chưa đồng bộ nên giảm đi tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu phân tích tác động hình ảnh điểm đến của tp. nha trang - khánh hòa đến ý định hành vi tương lai của khách du khách (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)