0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đặc điểm chung về mẫ u:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN CỦA TP. NHA TRANG - KHÁNH HÒA ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI TƯƠNG LAI CỦA KHÁCH DU KHÁCH (Trang 41 -44 )

IV. Tóm tắt chương 1:

1. Đặc điểm chung về mẫ u:

Bảng 3.1: Thông tin chung về mẫu điều tra

Đặc điểm Số quan sát Tỷ lệ (%) Đặc điểm Số quan sát Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi Giới tính Dưới 20 tuổi 15 7,5 Nữ 118 59 Từ 21 - 40 tuổi 129 64,5 Nam 82 41 Từ 41 - 60 tuổi 48 24 Trên 60 tuổi 8 4 Cộng 200 100 Cộng 200 100 Nơi ở của du khách Số quan sát Tỷ lệ (%) Số lần đến Nha Trang Số quan sát Tỷ lệ (%) Miền Bắc 60 30 1 lần 47 23,5 Miền Trung 71 35,5 2 lần 67 33,5 Miền Nam 69 34,5 3 lần 61 30,5 Trên 3 lần 25 12,5 Cộng 200 100 Cộng 200 100

Nhìn chung, khách đến thành phố Nha Trang chủ yếu là khách trong nước, bởi vậy người nghiên cứu chủ yếu điều tra phân tích du khách trong nước.

Số liệu thu thập được, người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 11.5 nhập liệu, sau đó tiến hành kiểm tra sai sót và hiệu chỉnh cho chính xác và đúng với thực tế nội dung bảng hỏi. Cuối cùng số liệu này được dùng để phân tích qua các mô hình khác nhay, nhằm đánh giá về hình ảnh du lịch thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa.

1.1. Giới tính :

Số liệu điều tra về giới tính của người được phỏng vấn cho thấy có 118 người là nữ, chiếm 59% và 82 nam chiếm 41% trong tổng số 200 mẫu trả lời phiếu điều tra. Tuy nữ giới chiếm nhiều hơn, nhưng số liệu thống kê cho thấy không có sự khác biệt nhiều trong đánh giá của hai giới.

1.2. Độ tuổi :

Nhìn chung nhóm tuổi của du khách được phỏng vấn tập trung chủ yếu từ 21 – 40 tuổi, có đến 129 tương đương 64,5% tổng số người được điều tra, tiếp đến là nhóm có độ tuổi từ 41 – 60 tuổi có 48 người tương đương 24%. Qua số liệu này có thể thấy du khách đến Nha Trang chủ yếu là ở độ tuổi đang làm việc, họ có thể đến Nha Trang với mục đích du lịch kết hợp với chuyến công tác hay thực hiện một công việc nào đó.

Đối với nhóm du khách này việc chi trả cho cá khoản dịch vụ hay mua sắm hàng hóa có thể dễ dàng hơn và thông thoáng hơn, và mặc nhiên những đòi hỏi về chất lượng các dịch vụ cũng cao hơn. Có thể đây là một tiềm năng cho Nha Trang phát triển những loại hình du lịch thuận tiện, chất lượng cao và giá cả cao hơn nhằm đáp ứng cho các nhóm du khách này.

1.3. Nơi cư trú của du khách :

Qua số liệu thống kê từ mẫu câu hỏi được phát ra, chiếm số lượng lớn du khách là ở miền Trung (35,5%), tuy nhiên, con số này không thật sự chênh lệch là bao so với tỷ lệ khách du lịch ở miền Bắc (30%) hay miền Nam (34,5%). Cho thấy du khách đến từ cả 3 miền là khá đồng đều, điều này rất phù hợp với thực tế

trung du lịch vẫn dễ dàng, thuận tiện hơn các miền khác ; tuy nhiên, vì Nha Trang nằm thuận tiện trên hệ thống giao thông của cả nước, nên số lượng du khách từ các tỉnh xa đến tham quan cũng không phải là ít.

1.4. Số lần đến tham quan, du lịch tại thành phố Nha Trang :

Nhìn chung, trong tổng số 200 mẫu điều tra được trả lời, có 67 du khách đã đến Nha Trang 2 lần tương đương 33,5%, tiếp đến là du khách đến 3 lần là 61 người tương đương 30,5%, du khách mới đến một lần là 47người tương đương 23,5%. du khách đến trên 3 lần là 25 người tương đương 12,5%. Như vậy, du khách đến thành phố Nha Trang từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ rất cao so với những du khách mới đến đây lần đầu tiên và có khả năng họ sẽ còn đến tiếp nhiều lần nữa trong thời gian tới ; đây chính là nhân tố đóng góp vào những ý kiến về hình ảnh của thành phố Nha Trang.

1.5. Nghề nghiệp :

Bảng 3.2: Thống kê du khách theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số quan sát Tỷ lệ (%)

Cán bộ công nhân viên chức 43 21,5

Công an – bộ đội 18 9,5

Giáo viên – giảng viên 33 16,5

Kinh doanh buôn bán 55 27,5

Học sinh sinh viên 27 13,5

Khác 23 11,5

Tổng cộng 200 100

(Nguồn : Kết quả phân tích dữ liệu điều tra – Phụ lục I )

Đối tượng du lịch rất đa dạng về ngành nghề và cấp bậc trong công việc, có thể

là học sinh – sinh viên, giáo viên, công an – bộ đội, nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong mẫu điều tra là số người thuộc lĩnh vực kinh doanh buôn bán với 27,5%, tiếp theo là cán bộ công nhân viên chức với tỷ lệ 21,5%. Đối tượng là học sinh – sinh viên hay bộ phận giáo viên chiếm tỷ lệ không cao, có thể hiểu vì đây không phải là dịp thuận lợi để họ có thể du lịch, tỷ lệ này có thể sẽ tăng cao khi vào các đợt cao điểm mùa hè.

1.6. Nguồn thông tin mà du khách biết đến du lịch Nha Trang : Bảng 3.3 : Thống kê nguồn thông tin quảng bá hình ảnh Nha Trang Bảng 3.3 : Thống kê nguồn thông tin quảng bá hình ảnh Nha Trang

Hình thức Số quan sát Tỷ lệ (%)

Qua báo đài 25 12,5

Thông qua các phương tiện truyền thông 76 38,0

Bạn bè 55 27,5

Qua lời đồn đại, truyền miệng 31 15,5

Kênh thông tin khác 13 6,5

Tổng cộng 200 100

(Nguồn : Kết quả phân tích dữ liệu điều tra – Phụ lục I )

Một chủ đề trong bảng hỏi điều tra phỏng vấn đó là hình thức cung cấp thông tin nào được du khách cập nhật nhiều nhất. Bảng trên cho thấy có 76 quan sát biết đến thành phố qua các phương tiện truyền thông; 55 du khách qua kênh thông tin bạn bè; 25 du khách qua đài, báo; 31 du khách qua Lời đồn đại, truyền miệng; 13 du khách thông qua kênh thông tin khác. Nhìn chung các quan sát đều gần như ngang nhau, điều này có thể nhận thấy việc quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố chưa được rỏ ràng và chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN CỦA TP. NHA TRANG - KHÁNH HÒA ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI TƯƠNG LAI CỦA KHÁCH DU KHÁCH (Trang 41 -44 )

×