Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:

Một phần của tài liệu phân tích tác động hình ảnh điểm đến của tp. nha trang - khánh hòa đến ý định hành vi tương lai của khách du khách (Trang 27 - 28)

IV. Tóm tắt chương 1:

1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:

Nha trang là thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. Việc nghiên cứu thành phố nằm trong mối liên hệ mang tính biện chứng của tỉnh Khánh Hòa. Vị trí địa lý cũng như các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội đồng thời phát triển du lịch của Khánh Hòa, vừa là nhân tố quan trọng để có thể tạo nên hình ảnh về thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Vài nét về Khánh Hòa :

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải miền trung thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, nơi giao thao các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa hai miền Nam – Bắc. Có tọa độ địa lý phần đất liền là từ 11041’53" đến 12052’35" vĩ độ Bắc và từ 108040’ đến 109023’24". Phía bắc giáp Phú Yên, phía nam giáp Ninh Thuận, phía tây giáp Đăk Lăk và Lâm Đồng, phía đông giáp đường bờ biển dài hơn 385km. Hiện nay, Khánh Hòa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang, Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện với tổng diện tích là 5.217,6km2 với dân số trung bình là : 1 159,7 nghìn người tương đương mật độ dân số là 222 người/km2 .

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có địa hình đa dạng và phong phú với đầy đủ các thể loại địa hình như : biển đảo, núi và đồng bằng… địa hình thấp dần từ tây sang đông, được chia thành các vùng sinh thái cơ bản : vùng núi cao chạy từ Bắc xuống Nam, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển với địa hình biển đảo, dọc bờ biển có những Vũng, vịnh, bãi cát,… và hơn 200 đảo ngoài khơi xa….cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh…với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Khánh Hòa nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm kinh tế của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Khánh Hòa đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế và xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Các khu du lịch được đầu tư, đưa vào khai thác, sử dụng ; một số di tích văn hóa lịch sử được trùng tu, tôn tạo, các làng nghề truyền thống, các lễ hội được khôi phục, chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên hoạt động du lịch được cải thiện hàng ngày.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, Khánh Hòa đã thực hiện nhiều chuyến xúc tiến đầu tư từ nước ngoài, châu Á, châu Âu,…điều này đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu về một hình ảnh Khánh Hòa năng động trong thời kỳ mới, một chính sách ưu đãi và mong muốn đón nhận những luồng đầu tư có chất lượng từ nước ngoài. Qua đó, du lịch tỉnh nhà cũng như tại thành phố Nha Trang cũng có dịp được quảng bá hình ảnh của mình cũng như tạo động lực và điều kiện cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ hơn.

Tuy vậy, nhìn toàn cục, phát triển du lịch ở Khánh Hòa hiện nay còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, sản phẩm du lịch còn đơn điệu ; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhân lực phát triển du lịch phát triển còn chậm, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch triển khai thiếu tính đồng bộ ; hiệu quả hoạt động du lịch nói chung còn thấp. Nhìn chung, hình ảnh của một tỉnh Khánh Hòa còn chưa được khơi dậy và quảng bá một cách đầy đủ và xứng đáng với tiềm năng sẵn có.

Một phần của tài liệu phân tích tác động hình ảnh điểm đến của tp. nha trang - khánh hòa đến ý định hành vi tương lai của khách du khách (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)