3.2. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài sản thế chấp sau cho
3.2.3.2. Tăng cường kiểm tra giám sát sau khi cho vay
Việc lỏng lẻo trong kiểm soát, giám sát sau cho vay là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lƣợng tín dụng suy giảm, tiềm ẩn phát sinh nợ xấu, vì vậy ngân hàng cần tăng cƣờng kiểm tra giám sát sau khi cho vay.
- Kiểm tra quá trình sử dụng khoản vay: Cán bộ bán hàng phải tăng cƣờng việc giám sát và kiểm tra sau vay là một đòi hỏi cấp thiết đƣợc đặt ra cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho các cán bộ khách hàng nói riêng. Muốn vậy việc kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh không nên chỉ dựa vào những số liệu, báo cáo do khách hàng cung cấp. Quan trọng hơn, Vietinbank Sa Đéc phải chuyển từ vị trí bị động sang vị trí chủ động, nghĩa là phải giám sát chặt chẽ quá trình SXKD của khách hàng, từ đó mới có thể phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề và nguyên nhân của rủi ro, trên cơ sở đó có thể giúp ngân hàng đề ra biện pháp khắc phục hoặc có biện pháp bảo tồn vốn vay của ngân hàng.
- Thƣờng xuyên theo dõi diễn biến dƣ nợ của khách hàng, trạng thái nợ của HĐTD (nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ liên quan đến vụ án...), theo dõi diễn biến chuyển doanh thu bán hàng (doanh số và số dƣ có) Yêu cầu khách hàng bổ sung
chứng từ còn thiếu theo đúng thời hạn. Kiểm tra việc tuân thủ các cam kết, thỏa thuận trong HĐTD, HĐBĐ và các văn bản liên quan khác.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ và đột xuất (khi phát hiện KH có dấu hiệu rủi ro, hoặc theo yêu cầu của các bộ phận liên quan do xác định KH / ngành hàng kinh doanh của KH thuộc đối tƣợng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần hạn chế TD, hoặc theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền khác) để có biện pháp xử lý kịp thời thông qua việc kiểm tra:
+ Hệ thống sổ sách, hoá đơn chứng từ liên quan đến vốn vay của KH. + Thực tế khối lƣợng vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ.
+ Đối chiếu với bên bán hàng/ bên mua hàng (nếu cần). + Kết hợp kiểm tra tình trạng TSBĐ.
+ Việc kiểm tra giám sát của cán bộ kiểm tra phải trả lời đƣợc các câu hỏi nhƣ:
i/ KH có vi phạm các cam kết, nội dung của HĐTD, HĐBĐ? Các tài liệu do KH cung cấp có trung thực khơng?
ii/ Tình hình SXKD của KH đến thời điểm kiểm tra nhƣ thế nào (thông qua việc kiểm tra công suất, các khoản phải thu, hàng tồn kho…)?
iii/ KH sử dụng số tiền rút vốn từ ngân hàng có đúng mục đích khơng (đã thanh toán chuyển khoản cho nhà cung cấp/thanh tốn ứng trƣớc/thanh tốn các chi phí khác: trả lƣơng cho ngƣời lao động, điện, nƣớc…)? Tài sản/ chi phí hình thành bằng vốn vay đang ở đâu (đã đƣợc nhập kho/đã đƣa vào sản xuất/đã giao cho ngƣời mua…)?
iv/ Quá trình thực hiện phƣơng án/ dự án của KH đến thời điểm kiểm tra diễn ra nhƣ thế nào (đánh giá tiến độ thực hiện phƣơng án/dự án, các hạng mục hoàn thành, giá trị hoàn thành, nghiệm thu, giá trị còn dở dang, so sánh với tiến độ theo kế hoạch...)?
Cán bộ khách hàng nhất thiết phải tiến hành thực hiện việc kiểm tra sau cho vay đối với khoản vay đã giải ngân nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có phù hợp với thời điểm khách hàng đề nghị vay vốn hay khơng. Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cho biết khách hàng có sử dụng tiền đúng mục đích khi đề nghị vay vốn, có sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp hay không. Trên thực tế, việc khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích thể
hiện sự khơng ngay thật của khách hàng, kể cả trong trƣờng hợp khách hàng không sử dụng khoản vốn vay đó vào mục đích mà pháp luật cấm. Điều đó dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi gốc và lãi. Trong trƣờng hợp này, giải pháp đầu tiên là tiến hành thu hồi nợ vay trƣớc thời hạn.
Bên cạnh việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, cán bộ khách hàng cần kiểm tra TSTC sau cho vay xem các TSTC còn đủ đảm bảo cho dƣ nợ vay hay khơng để có các biện pháp ứng xử kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Ngồi ra, CBTD cần kiểm tra tình hình SXKD của đơn vị nhƣ khách hàng hiện đang tập trung SXKD trong lĩnh vực gì, mảng hoạt động kinh doanh chính của khách hàng là gì, tính khả thi và hiệu q của các hoạt động đó, kiểm tra chất lƣợng hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả,... Việc kiểm tra thƣờng xuyên tình hình SXKD của đơn vị để nắm bắt thơng tin liệu hoạt động SXKD của khách hàng có diễn ra bình thƣờng khơng, hiệu quả của hoạt động SXKD đó nhƣ thế nào. Các diễn biến này thuận lợi hay gây bất lợi đến khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng.
Trong khoảng thời gian từ khi giải ngân cho đến kỳ hạn thu nợ, cán bộ khách hàng thƣờng xuyên giám sát các diễn biến liên quan đến phƣơng án vay vốn của khách hàng nhằm nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn.
Tuy hoạt động giám sát và kiểm tra sau khi cho vay là việc làm bắt buộc đối với ngân hàng, hoạt động này đã đƣợc thỏa thuận với khách hàng trƣớc khi tiến hành giải ngân và cũng đã đƣợc nêu trong HĐTD. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần lƣu ý tránh gây phiền hà và ảnh hƣởng đến khách hàng cả về tâm lý và hoạt động SXKD của khách hàng. Thông qua việc giám sát và kiểm tra sau cho vay tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng để có thể nắm bắt kịp thời nhu cầu và các diễn biến hoạt động của khách hàng nhằm có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.