Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản thế chấp sau cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 77 - 78)

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

Cho đến nay, đặc trƣng cơ bản của hệ thống giám sát hoạt động tín dụng của NHNN vẫn chủ yếu là dựa trên sự tuân thủ các luật lệ đã đƣợc đặt ra, tức là việc xem xét các TCTD chấp hành đúng pháp luật, các quy định về chế độ báo báo có đúng hay khơng. Trong thực tiễn, giải pháp này chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu kiểm sốt sự gia tăng tín dụng một cách thiếu an toàn của nhiều TCTD. Ngoài những nguyên nhân do bản thân sự yếu kém về khả năng kinh doanh tín dụng của một số TCTD, thì một nguyên nhân hết sức quan trọng là hệ thống giám sát và các quy định về an toàn (bao gồm cơng tác quản lý kiểm tra, kiểm sốt và các chuẩn mực an toàn) của NHNN cũng còn hạn chế, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Để hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngày một an tồn, hiệu quả cũng nhƣ có đủ năng lực cạnh tranh để bƣớc vào hội nhập kinh tế quốc tế thì NHNN ln đóng vai trị quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động ngân hàng và NHNN cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

- NHNN phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan tiếp tục hồn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách; kiện tồn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng.

- Xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh bạch và đáng tin cậy kết hợp với việc thực thi chính sách tài khố thận trọng trong đó các chính sách nhƣ lãi suất, tỷ giá, tín dụng cần đƣợc xây dựng theo hƣớng linh hoạt để có thể sử dụng các công cụ thị trƣờng can thiệp dễ dàng khi có biến động trong nƣớc và quốc tế. Chú trọng việc áp dụng các hệ thống chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

- Tăng cƣờng cơng cụ kiểm sốt, giám sát hoạt động của TCTD; tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD; xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng,...; quản lý chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, thị trƣờng tiền tệ, hoạt động ngân hàng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, ngăn chặn nợ xấu và đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam an toàn, hiệu quả.

- Hệ thống thơng tin tín dụng thuộc NHNN phải hƣớng tới hiện đại hóa và nâng cao chất lƣợng thơng tin tín dụng, cụ thể:

+ CIC cần phải xây dựng đƣợc một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lƣợng hơn; cần tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng.

+ Bên cạnh những yêu cầu trên, trong thời gian tới, CIC cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thơng tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm sốt và đẩy mạnh hợp tác cơng - tƣ để quản lý tồn diện thơng tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thơng tin có đủ phân tích xã hội, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản thế chấp sau cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)