3.2. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài sản thế chấp sau cho
3.2.2. Hoàn thiện quy trình công tác quản lý tài sản thế chấp sau cho vay
Việc kiểm tra tình trạng TSTC sau cho vay nhằm khẳng định tài sản đảm bảo vẫn đang trong tình trạng tốt, không gây ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ vay.
Nhiều rủi ro trong cho vay phát sinh từ công tác quản lý TSBĐ không phải là không xảy ra. Mỗi tài sản dùng cầm cố thế chấp có đặc điềm khác nhau về hình thức, về tính ổn định, tính thanh khoản, cơ chế pháp luật tác động do đo việc quản lý cũng khác nhau. TSBĐ có thể do ngân hàng hoặc khách hàng hoặc bên thứ ba nắm giữ. Vấn đề đặt ra ở đây là ngân hàng phải hoàn thiện công tác quản lý TSBĐ chính là đƣa ra một phƣơng pháp quản lý hiệu quả nhất cho từng loại tài sản để tối thiểu hoá rủi ro (từ việc hỏng hóc mất cắp biến đổi giá trị) đến mức thấp nhất. Giám sát chặt chẽ công tác bảo quản, sử dụng TSBĐ tiền vay của khách hàng.
Thực tế đã chứng minh rằng đây là biện pháp rào chắn rủi ro hiệu quả đối với hoạt động tín dụng của mọi NHTM. Để bảo đảm an toàn VietinBank Sa Đéc cần thực hiện tốt Bƣớc 2 và Bƣớc 3 trong quy trình quản lý TSTC sau cho vay. Do vậy đòi hỏi CBTD và CBTĐ phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc, lên kế hoạch đi công tác và kiểm tra định kỳ để tiến hành đánh giá lại TSTC sau cho vay. Đối với tài sản đảm bảo (kể cả tài sản của ngƣời bảo lãnh bên thứ ba) là máy móc thiệt bị, nhà xƣởng, cầm cố hàng hóa, quyền đòi nợ... Cán bộ phải thƣờng xuyên kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trƣờng để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nhƣ: mất mát hƣ hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển ngƣời sở hữu, ngƣời sử dụng, bảo quản mục đích sử dụng có thay đổi không? Tình hình khai thác công năng, hoa lợi?
Quy định bắt buộc khách hàng phải cam kết sử dụng, bảo quản và bảo dƣỡng nhằm duy trì công suất cũng nhƣ giá trị tài sản, tránh trƣờng hợp khách hàng bán mất TSBĐ hoặc thay thế phụ tùng, thiết bị làm giảm giá trị TSBĐ.