Russell Ballard, “Khải Tượng về Sự Cứu Chuộc Người Chết”

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 128 - 132)

Cứu Chuộc Người Chết”

Anh chị em có thể mời các tín hữu chấp nhận lời mời của Chủ Tịch Ballard và đọc Giáo Lý và Giao Ước 138 trước khi anh chị em thảo luận. Yêu cầu các tín hữu chia sẻ kinh nghiệm của họ và những sự hiểu biết từ tiết này trong suốt buổi họp. Các câu hỏi như sau đây có thể giúp các tín hữu hiểu được tầm quan trọng của điều mặc khải này: Làm thế nào điều mặc khải này mang đến cho chúng ta sự an ủi? Và điều mặc khải này chứa đựng những lẽ thật nào mà có thể ảnh hưởng ‘cách chúng ta sống cuộc sống hằng ngày của mình’?

Bonnie H. Cordon, “Trở Thành một Người Chăn”

Để giúp các tín hữu cân nhắc những cách họ có thể cải thiện trong những nỗ lực phục sự của họ, anh chị em có thể chia họ ra thành ba nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đọc một trong ba phần có tiêu đề của sứ điệp của Chị Cordon. Mời họ chia sẻ các nguyên tắc về việc phục sự mà họ học được. Làm thế nào việc cố gắng tuân theo các nguyên tắc này có thể giúp chúng ta “trở thành những người chăn mà Chúa cần chúng ta trở thành”? Mời các tín hữu chia sẻ những kinh nghiệm khi sự phục sự của một người khác đã giúp họ cảm thấy được Chúa biết đến và yêu thương.

Jeffrey R. Holland, “Chức Vụ Giảng Hòa”

Anh chị em có thể bắt đầu cuộc thảo luận về sứ điệp của Anh Cả Holland bằng cách mời các tín hữu hãy suy nghĩ về một mối quan hệ trong cuộc sống của họ mà cần sự chữa lành hoặc giảng hòa. Sau đó, họ có thể tra cứu sứ điệp của Anh Cả Holland, tìm kiếm cách Brad và Pam Bowen đã có thể giúp cha họ chữa lành. Những phước lành nào đã đến từ nỗ lực này? Các tín hữu nhận được những sự hiểu biết nào mà có thể giúp họ chữa lành những mối quan hệ của họ?

Neil L. Andersen, “Bị Tổn Thương”

Để giới thiệu sứ điệp của Anh Cả Andersen, anh chị em có thể cùng nhau đọc Lu Ca 10:30–35. Tất cả chúng ta giống như người lâm vào kẻ cướp như thế nào? Theo như Anh Cả Andersen, về phương diện nào Chúa Giê Su Ky Tô là “Đấng Sa Ma Ri Nhân Lành”? Làm thế nào chúng ta có thể chấp nhận sự chữa lành của Ngài? Có lẽ, anh chị em có thể mời các tín hữu chia sẻ những cách mà Đấng Cứu Rỗi đã chữa lành vết thương của họ hay của những người thân yêu. Họ cũng có thể tra cứu những lời của Anh Cả Andersen để tìm một sứ điệp khích lệ mà họ có thể chia sẻ với một ai đó bị tổn thương.

Russell M. Nelson, “Tên Đúng của Giáo Hội”

Chúa Giê Su Ky Tô đã truyền lệnh rằng Giáo Hội phải được gọi theo danh của Ngài. Anh chị em có thể giúp các tín hữu gia tăng ước muốn của họ để tuân theo lời chỉ dẫn này bằng cách mời họ tra cứu sứ điệp của Chủ Tịch Nelson, tìm kiếm những lý do tại sao “không thể thay

đổi tên của Giáo Hội được.” Sau đó, hãy mời họ tra cứu phần cuối sứ điệp của Chủ Tịch Nelson để tìm các lời hứa ông nói sẽ đến khi chúng ta làm việc để “phục hồi lại đúng tên của Giáo Hội của Chúa.” Chúng ta có thể làm gì để phụ giúp trong nỗ lực này?

Henry B. Eyring, “Hãy Cố Gắng, Cố Gắng, Cố Gắng”

Chủ Tịch Eyring đặt ra “hai câu hỏi quan trọng”: “Tôi phải làm gì để mang danh [của Đấng Cứu Rỗi]?” và “Làm sao tôi biết được khi nào tôi đang tiến bộ?” Có lẽ, anh chị em có thể viết các câu hỏi này lên trên bảng và mời các tín hữu chia sẻ những sự hiểu biết họ có được về các câu hỏi này từ sứ điệp của Chủ Tịch Eyring và tấm gương của Chị Eyring. Chủ Tịch Eyring cũng đề cập đến bài hát “I’m Trying to Be like Jesus” (Children’s Songbook,

trang 78–79). Những lời trong bài hát thêm điều gì vào trong cuộc thảo luận?

Dale G. Renlund, “Ngày Nay Hãy Chọn Ai”

Các tín hữu có thể nghĩ về một ai đó họ muốn khích lệ để tuân theo kế hoạch của Cha Thiên Thượng, chẳng hạn như một người trong gia đình hoặc một ai đó họ phục sự. Sau đó, họ có thể đọc lại sứ điệp của Anh Cả Renlund để khám phá xem Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cảm thấy như thế nào về chúng ta. Làm thế nào Hai Ngài giúp chúng ta chọn sự vâng lời? Tấm gương của Hai Ngài gợi lên điều gì về cách chúng ta có thể cải thiện nỗ lực của mình trong gia đình và trong việc phục sự của chúng ta như thế nào?

Gary E. Stevenson, “Chăm Nom Các Linh Hồn”

Những người anh chị em giảng dạy có thể đã hỏi một câu hỏi như câu hỏi sau đây từ sứ điệp của Anh Cả Stevenson: “Làm sao chúng ta biết mình đang phục sự theo cách của Chúa?” Họ có thể được lợi ích từ việc thảo luận các câu trả lời khả thi cho câu hỏi này mà họ tìm thấy trong sứ điệp này. Mặt khác, anh chị em có thể mang ra một bức hình của Đấng Cứu Rỗi là người chăn chiên (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm [năm 2009], số 64) và mời các tín hữu chia sẻ một lẽ thật từ sứ điệp của Anh Cả Stevenson mà bức hình tượng trưng cho. Sau đó, các tín hữu có thể chia sẻ những điều họ cảm thấy được ấn tượng để làm nhờ cuộc thảo luận này.

Các Buổi Họp Ngày Chủ Nhật Tuần Thứ Tư (Tháng Mười– Tuần Thứ Tư (Tháng Mười–

Tháng Mười Hai Năm 2018)

HỌC TẬP PHÚC ÂM RIÊNG CÁ NHÂN VÀ CHUNG VỚI GIA ĐÌNH CHUNG VỚI GIA ĐÌNH

Vào các ngày Chủ Nhận tuần thứ tư trong năm 2018, các nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ sẽ thảo luận về việc học tập thánh thư riêng cá nhân và chung với gia đình. Các vị lãnh đạo và giảng viên có thể chọn hướng dẫn cuộc thảo luận về bất kỳ nguyên tắc nào trong những nguyên tắc sau đây.

Học Tập Thánh Thư Riêng Cá Nhân

Để giúp truyền cảm hứng cho tín hữu để thường xuyên học tập thánh thư, hãy cân nhắc mời mỗi tín hữu chọn ra một trong các đoạn sau đây để đọc: Giô Suê 1:8; 2 Ti Mô Thê 3:15–17; 1 Nê Phi 15:23–25; 2 Nê Phi 32:3; Giáo Lý và Giao Ước 11:22–23; 33:16–18. Sau khi đã có thời gian để đọc và suy ngẫm, họ có thể chia sẻ với một người khác trong phòng những điều mà đoạn của họ giảng dạy họ về việc học tập thánh thư.

Anh chị em cũng có thể mời các tín hữu chia sẻ chứng ngôn của họ về các phước lành họ nhận được khi học tập thánh thư. Các tín hữu cũng có thể được lợi từ việc nghe lẫn nhau chia sẻ những điều họ làm

để làm cho việc học tập thánh thư riêng cá nhân có ý nghĩa (xin xem một số ví dụ trong phần “Những Ý Kiến để Cải Thiện Việc Học Thánh Thư Riêng Cá Nhân của Anh Chị Em” trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình). Anh chị em cũng có thể chia sẻ với các tín hữu những điều Anh Cả Quentin L. Cook đã giảng dạy về “các mục đích và phước lành liên quan tới [sự điều chỉnh về lich trình ngày Chủ Nhật] và những thay đổi khác mới đây” (xin xem “Sự Cải Đạo Sâu Đậm và Lâu Dài theo Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018). Các tín hữu có thể thảo luận cách những nỗ lực của chúng ta để cải

thiện việc học tập thánh thư của mình có thể giúp hoàn thành các mục đích này.

Kiên Định Học Tập Phúc Âm

Anh Cả David A. Bednar đã so sánh việc kiên định học tập thánh thư chung với gia đình và các thói quen ngay chính khác như những nét vẽ nhỏ cấu thành một bức tranh đẹp đẽ. Để giúp các tín hữu hiểu điều Anh Cả Bednar đã giảng dạy, có lẽ anh chị em có thể trưng bày một bức tranh mà trong đó các nét vẽ của người họa sĩ có thể được trông thấy rõ. Sau đó, các tín hữu có thể đọc phép ẩn dụ của Anh Cả Bednar, được tìm thấy trong “Được Siêng Năng Hơn và Biết Lo Lắng Hơn trong Gia Đình” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 19–20), và thảo luận những nét vẽ trong bức tranh này giống với việc học tập thánh thư như thế nào. Điều gì đã giúp chúng ta vượt qua các chướng ngại để kiên định học tập phúc âm, kể cả khi học tập riêng cá nhân lẫn khi chung với gia đình mình? Chủ Tịch President Russell M. Nelson đã hứa điều gì với những người “siêng năng cố gắng tổ chức lại nhà cửa của [họ] thành một trung tâm học tập phúc âm”? (xin xem “Trở Thành Các Thánh Hữu Ngày Sau Gương Mẫu,”

Liahona, tháng Mười Một năm 2018). Hãy cho các tín hữu thời gian để suy ngẫm và chia sẻ những điều họ được soi dẫn để làm bởi vì những điều họ đã học được ngày hôm nay.

Thảo Luận về Phúc Âm Ở Nhà và Ở Nhà Thờ

Một cách để giúp các tín hữu hiểu được tầm quan trọng của các cuộc thảo luận phúc âm ở nhà và ở nhà thờ có thể là mời một đứa trẻ và một người cha hoặc mẹ hát bài “Dạy Con Bước Đi Vào Lẽ Thật” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 66). Sự tương tác giữa người con và người cha hoặc mẹ trong lời bài hát này giảng dạy chúng ta điều gì việc học tập trong phúc âm? Có lẽ, một số tín hữu sẽ sẵn sàng chia sẻ những cảm nghĩ của họ về cách làm cho việc thảo luận phúc âm trong gia đình trở nên tự nhiên và thành một phần thường xuyên của cuộc sống gia đình. Các đoạn thánh thư sau có thể cung cấp ý kiến: Phục Truyền Luật Lệ Ký 11:18–20; 1 Phi E Rơ 3:15; Mô Si A 18:9; Mô Rô Ni 6:4–5, 9; Giáo Lý và Giao Ước 88:122. Những cuộc thảo luận của chúng ta ở nhà và ở nhà thờ có thể mang chúng ta đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào?

NHỮNG Ý KIẾN TRỢ GIÚP VIỆC HỌC TẬP THÁNH THƯ Ở NHÀ TRONG NĂM 2019 NHÀ TRONG NĂM 2019

Trong suốt năm 2019, tất cả các tín hữu trong tiểu giáo khu sẽ học tập Kinh Tân Ước—ở nhà và trong Trường Chủ Nhật và Hội Thiếu Nhi. Trong các buổi họp nhóm túc số và Hội Phụ Nữ, các vị lãnh đạo và giảng viên nên nhắc nhở các tín hữu về các đoạn thánh thư nằm trong lịch trình cho tuần tiếp theo trong sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình mà họ có thể học tập ở nhà. Lời nhắc đơn giản này có thể được chia sẻ bằng cách viết xuống, qua lời nói, hoặc cả hai.

Các vị lãnh đạo và giảng viên trong nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ có thể khuyến khích việc học tập thánh thư này bằng cách tìm các cơ hội để mang những sự hiểu biết về Kinh Tân Ước vào trong các buổi họp nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ. Ví dụ, các vị lãnh đạo và giảng viên trong nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ có thể:

• Để ý cách các câu chuyện hoặc giáo lý từ việc học tập thánh thư của họ áp dụng cho một bài học trong nhóm túc số các anh cả hoặc Hội Phụ Nữ. Các vị lãnh đạo và giảng viên trong nhóm túc số các anh cả và Hội Phụ Nữ có thể chia sẻ sự hiểu biết này trong một buổi họp ngày Chủ Nhật.

• Chia sẻ với các tín hữu cách các câu chuyện hoặc giáo lý từ Kinh Tân Ước áp dụng cho các trách nhiệm của họ trong nhóm túc số các anh cả hoặc Hội Phụ Nữ.

• Chia sẻ với các tín hữu những kinh nghiệm tích cực họ đã có với việc học tập Kinh Tân Ước ở nhà và cũng khuyến khích các tín hữu chia sẻ những kinh nghiệm này.

“Chúa và Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô của chúng ta, qua ân tứ không kể xiết của Sự Chuộc Tội của Ngài, không chỉ giải cứu chúng ta khỏi cái chết và ban cho chúng ta, qua sự hối cải, sự tha thứ các tội lỗi của chúng ta, nhưng Ngài cũng sẵn sàng giải cứu chúng ta khỏi nỗi buồn rầu và đau đớn của tâm hồn bị tổn thương của chúng ta.

“Đấng Cứu Rỗi là Đấng Sa Ma Ri Nhân Lành của chúng ta, được gửi đến ‘để chữa lành cho kẻ vỡ lòng’ [Lu Ca 4:18]. Ngài đến với chúng ta trong khi những người khác không muốn giúp đỡ chúng ta. Với lòng trắc ẩn, Ngài xức dầu chữa lành lên những vết thương của chúng ta và hàn gắn vết thương của chúng ta. Ngài nâng đỡ chúng ta. Ngài chăm sóc cho chúng ta. Ngài mời gọi chúng ta: ‘Hãy đến cùng ta . . . và ta sẽ chữa lành cho [các ngươi]’ [3 Nê Phi 18:32].”

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, “Bị Tổn Thương,” trang 84–85.

Đấng Sa Ma Ri Nhân Lành,

tranh của Annie Henrie Nader

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói trong phiên họp kết thúc của Đại Hội Trung Ương Bán Niên Kỳ Thứ 188 của Giáo Hội: “Chương trình giảng dạy mới và hợp nhất được Giáo Hội hỗ trợ và đặt trọng tâm vào mái gia đình có tiềm năng phát động sức mạnh của các gia đình, khi mỗi gia đình đều tuân theo kỹ và tận tình để biến ngôi nhà của họ thành nơi trú ẩn của đức tin. Tôi hứa rằng khi anh chị em siêng năng cố gắng tổ chức lại nhà cửa của mình thành một trung tâm học tập phúc âm, thì cuối cùng ngày Sa Bát của anh chị em sẽ thực sự là một ngày vui thích. Con cái của anh chị em sẽ phấn khởi được học tập và sống theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi, và ảnh hưởng của kẻ nghịch thù trong cuộc sống của anh chị em và trong mái gia đình của anh chị em sẽ giảm bớt. Những thay đổi trong gia đình của anh chị em sẽ rất đáng kể và bền bỉ.”

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 128 - 132)