Khi chúng ta tìm kiếm lẽ thật về tôn giáo, chúng ta nên sử dụng những phương pháp thuộc linh phù hợp với sự tìm kiếm đó.

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 27 - 30)

sự tìm kiếm đó: cầu nguyện, sự làm chứng của Đức Thánh Linh, và nghiên cứu thánh thư cùng những lời của các vị tiên tri hiện đại. Tôi luôn cảm thấy buồn khi nghe thấy có ai nói là đã mất tín ngưỡng tôn giáo vì những lời giảng dạy thế tục. Những người đã từng có quan điểm thuộc linh có thể gặp phải sự mù quáng thuộc linh tự áp đặt cho mình. Như Chủ Tịch Henry B. Eyring đã nói: “Vấn đề của họ không phải là vì điều họ nghĩ rằng họ thấy; mà là điều họ chưa thể thấy được.” 1

Các phương pháp khoa học dẫn chúng ta đến điều mà chúng ta gọi là chân lý khoa học. Nhưng “chân lý khoa học” không phải là mục đích trọn vẹn của cuộc sống. Những người nào không học “bằng cách học hỏi và cũng bằng đức tin” (Giáo Lý và Giao Ước 88:118) đều giới hạn sự hiểu biết của họ về lẽ thật chỉ trong điều họ có thể chứng minh bằng phương pháp khoa học. Điều đó đặt những giới hạn

Bài của Chủ Tịch Dallin H. Oaks

Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn

Điều mặc khải hiện đại định nghĩa lẽ thật là một “sự hiểu biết về những sự vật đúng theo trạng thái của chúng đang có, đã có, và sẽ có” (Giáo Lý và Giao Ước 93:24). Đó là một định nghĩa hoàn hảo cho kế hoạch cứu rỗi và “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới.”

Chúng ta sống trong một thời kỳ đầy dẫy những thông tin sẵn có và được truyền bá rộng rãi. Nhưng không phải tất cả những thông tin này đều chính xác. Chúng ta cần phải thận trọng khi tìm kiếm lẽ thật và chọn nguồn thông tin cho công cuộc tìm kiếm đó. Chúng ta không nên nghĩ rằng chỉ vì có ảnh hưởng hoặc quyền hành trong xã hội thì xứng đáng làm nguồn lẽ thật. Chúng ta cần phải thận trọng với việc trông cậy vào những thông tin hoặc lời khuyên bảo đưa ra bởi những ngôi sao giải trí, vận động viên nổi tiếng, hoặc những nguồn vô danh trên Internet. Một người thành thạo trong một lĩnh vực không nên được cho là thành thạo về lẽ thật trong các đề tài khác.

Chúng ta cũng cần phải thận trọng về động cơ của người cung cấp thông tin. Đó là lý do tại sao thánh thư cảnh báo chúng ta trước những mưu chước tăng tế (xin xem 2 Nê Phi 26:29). Nếu nguồn thông tin là vô danh hoặc không rõ, thì thông tin có thể đáng nghi ngờ.

Lẽ Thật và Kế Hoạch

Khi chúng ta tìm kiếm lẽ thật về tôn giáo, chúng ta nên sử dụng những phương pháp thuộc linh phù hợp với sự tìm kiếm đó. phương pháp thuộc linh phù hợp với sự tìm kiếm đó.

Giới tính là vĩnh cửu. Trước khi chúng ta sinh ra trên thế gian này, chúng ta đều đã sống với tư cách là các linh hồn nam hoặc nữ trong sự hiện diện của Thượng Đế.

Chúng ta vừa nghe Đại Ca Đoàn Tabernacle tại Temple Square hát bài “I Will Follow God’s Plan (Tôi Sẽ Tuân Theo Kế Hoạch của Thượng Đế).” 3 Đó là kế hoạch mà Thượng Đế đã thiết lập để tất cả các con cái linh hồn của Ngài có thể tiến triển suốt thời vĩnh cửu. Kế hoạch đó rất quan trọng đối với mỗi chúng ta.

Nhờ kế hoạch đó, Thượng Đế đã sáng tạo thế gian này như là một nơi để các con cái linh hồn yêu dấu của Ngài có thể được sinh ra trên trần thế để nhận được một thể xác hữu diệt và để có cơ hội cho sự tiến triển vĩnh cửu bằng cách đưa ra những lựa chọn ngay chính.

Để có ý nghĩa, những lựa chọn trên trần thế cần phải được đưa ra giữa những lực lượng đối nghịch nhau là điều thiện và điều ác. Cần phải có sự tương phản, và vì thế một kẻ nghịch thù, kẻ đã bị khai trừ vì phản nghịch, và đã được cho phép cám dỗ con cái của Thượng Đế để hành động trái với kế hoạch của Thượng Đế.

Mục đích của kế hoạch của Thượng Đế là nhằm ban cho con cái của Ngài cơ hội để chọn cuộc sống vĩnh cửu. Điều này có thể được hoàn thành chỉ nhờ kinh nghiệm trong cuộc sống trần thế và, sau khi chết, nhờ sự phát triển sau trần thế trong thế giới linh hồn.

Trong cuộc sống trần thế, tất cả chúng ta đều bị ô uế bởi tội lỗi khi chúng ta nhượng bộ những cám dỗ xấu xa của kẻ nghịch thù, và cuối cùng chúng ta sẽ chết. Chúng ta đã chấp nhận những thử thách này dựa vào sự đảm bảo của kế hoạch đó rằng Thượng Đế Đức Chúa Cha sẽ cung ứng một Đấng Cứu Rỗi, Con Trai Độc Sinh của Ngài, sẽ giải cứu chúng ta bằng một sự phục sinh chung tới một cuộc sống có thể xác sau cái chết. Đấng Cứu Rỗi cũng sẽ cung ứng sự chuộc tội để trả giá cho tất cả mọi người để được tẩy sạch khỏi tội lỗi theo như những điều kiện mà Ngài đã quy định. Những điều kiện này gồm có

đức tin nơi Đấng Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh, và các giáo lễ khác được thực hiện bởi thẩm quyền chức tư tế.

Kế hoạch hạnh phúc vĩ đại của Thượng Đế cung ứng một sự cân bằng hoàn hảo giữa công lý vĩnh cửu và lòng thương xót mà chúng ta có thể đạt được qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Nó cũng cho phép chúng ta biến đổi thành con người mới trong Đấng Ky Tô.

Thượng Đế nhân từ tìm đến giúp đỡ mỗi chúng ta. Chúng ta biết rằng nhờ tình yêu thương của Ngài và nhờ Sự Chuộc Tội của Con Độc Sinh của

Ngài, “tất cả nhân loại có thể được cứu

rỗi, bằng cách tuân theo các luật pháp và các giáo lễ của phúc âm [Ngài]” (Những Tín Điều 1:3; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô được biết đến chính xác là một Giáo Hội đặt gia đình làm trọng tâm. Nhưng điều không được hiểu rõ là sự tập trung vào gia đình của chúng ta còn được chú trọng hơn cả những mối quan hệ trên trần thế. Mối quan hệ vĩnh cửu cũng là nền tảng của giáo lý chúng ta. “Gia đình là do Thượng Đế quy định.” 4 Trong kế hoạch vĩ đại của Đấng Sáng Tạo nhân từ của chúng ta, sứ mệnh của Giáo Hội phục hồi của Ngài là nhằm giúp con cái của Thượng Đế đạt được phước lành tột bậc của sự tôn cao trong vương quốc thượng thiên, mà có thể

nhận được chỉ qua lễ hôn phối vĩnh cửu giữa một người nam và một người nữ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 131:1–3). Chúng ta xác nhận những lời giảng dạy của Chúa rằng “phái tính là một đặc điểm cơ bản của từng người cho riêng nguồn gốc và mục đích về trạng thái tiền dương thế, hữu diệt và vĩnh cửu” và rằng “hôn nhân giữa người nam và người nữ là thiết yếu cho kế hoạch vĩnh cửu của Ngài.” 5

Cuối cùng, tình yêu thương của Thượng Đế vô cùng lớn lao đến mức Ngài đã cung ứng một số mệnh vinh quang cho tất cả con cái Ngài, ngoại trừ một vài người cố ý trở thành những đứa con trai diệt vong. “Tất cả con cái Ngài” bao gồm tất cả những người đã chết. Chúng ta thực hiện các giáo lễ thay cho họ trong đền thờ của chúng ta. Mục đích của Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô là nhằm giúp con cái của Ngài hội đủ điều kiện để đạt được đẳng cấp vinh quang cao nhất, tức là sự tôn cao hoặc cuộc sống vĩnh cửu. Đối với những người nào không mong muốn hoặc không đủ điều kiện, Thượng Đế đã cung ứng các vương quốc vinh quang khác, mặc dù thấp hơn.

Bất cứ ai hiểu các lẽ thật vĩnh cửu này đều có thể hiểu lý do tại sao chúng ta, các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, suy nghĩ như chúng ta suy nghĩ và làm như chúng ta làm.

III.

Bây giờ tôi sẽ đề cập đến một số cách áp dụng các lẽ thật vĩnh cửu này, mà có thể hiểu được chỉ khi xem xét kế hoạch của Thượng Đế.

Thứ nhất, chúng ta tôn trọng quyền

tự quyết cá nhân. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với những nỗ lực to lớn của Giáo Hội phục hồi nhằm đẩy mạnh sự tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Các nỗ lực này không chỉ đẩy mạnh lợi ích của chính chúng ta, mà theo như kế hoạch của Ngài, còn tìm cách để giúp tất cả các con cái của Ngài vui hưởng sự tự do lựa chọn.

Thứ hai, chúng ta là một dân tộc

hỏi tại sao chúng ta gửi những người truyền giáo đến nhiều quốc gia như vậy, thậm chí đến giữa những người Ky Tô hữu. Chúng ta nhận được câu hỏi tương tự về lý do tại sao chúng ta hiến tặng nhiều triệu đô la trong công việc viện trợ nhân đạo cho những người không phải là tín hữu của Giáo Hội và tại sao chúng ta không kết hợp công việc viện trợ này với nỗ lực truyền giáo. Chúng ta làm như vậy vì chúng ta quý trọng tất cả mọi người trên trần thế như là các con cái của Thượng Đế—các anh chị em của chúng ta—và chúng ta muốn chia sẻ những dư dật về mặt vật chất lẫn tinh thần với mọi người.

Thứ ba, cuộc sống trần thế rất

thiêng liêng đối với chúng ta. Cam kết của chúng ta đối với kế hoạch của Thượng Đế đòi hỏi chúng ta phải phản đối vấn đề phá thai và quyền được chết.

Thứ tư, một số người bối rối vì

một số quan điểm của Giáo Hội về hôn nhân và con cái. Sự hiểu biết của chúng ta về kế hoạch cứu rỗi đã được mặc khải của Thượng Đế đòi hỏi chúng ta phải phản đối những áp lực hiện tại từ xã hội và pháp lý muốn bỏ hôn nhân truyền thống và đưa ra những sự thay đổi đầy hoang mang hoặc thay đổi giới tính hoặc xóa bỏ sự khác biệt giữa người nam và người nữ. Chúng ta biết rằng những mối quan hệ, gốc tích, và chức năng của người nam và người nữ là thiết yếu để đạt được kế hoạch vĩ đại của Thượng Đế.

Thứ năm, chúng ta cũng có một

quan điểm đặc biệt về con cái. Chúng ta xem việc sinh đẻ và nuôi nấng con cái như là một phần kế hoạch của Thượng Đế, và một bổn phận đầy hân hoan và thiêng liêng của những người được ban cho cơ hội để làm như vậy. Theo quan điểm của chúng ta, kho báu cuối cùng ở trên thế gian và ở trên trời chính là con cái và dòng dõi của chúng ta. Vì thế, chúng ta cần phải giảng dạy và bênh vực cho các nguyên tắc và lối thực hành mà cung ứng những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển và hạnh phúc của con cái—tất cả các con cái.

Cuối cùng, chúng ta là các con cái

yêu dấu của Cha Thiên Thượng, là Đấng đã dạy chúng ta rằng nam giới

và nữ giới, hôn nhân giữa một người nam và người nữ, và việc sinh đẻ và nuôi nấng con cái đều là thiết yếu cho kế hoạch hạnh phúc vĩ đại của Ngài. Quan điểm của chúng ta về những điều căn bản này thường gây ra sự chống đối Giáo Hội. Chúng ta xem điều đó là không thể tránh khỏi. Sự chống đối là một phần của kế hoạch, và sự chống đối mãnh liệt nhất của Sa Tan là nhắm vào bất cứ điều gì quan trọng nhất đối với kế hoạch của Thượng Đế. Nó tìm cách để phá hoại công việc của Thượng Đế. Thủ đoạn chủ yếu của nó là nhằm làm mất uy tín của Đấng Cứu Rỗi và thẩm quyền thiêng liêng của Ngài, xóa bỏ ảnh hưởng của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, ngăn cản sự hối cải, giả mạo sự mặc khải, và phủ nhận trách nhiệm giải trình của cá nhân. Nó cũng tìm cách để làm lẫn lộn giới tính, bóp méo hôn nhân, và ngăn cản việc sinh đẻ con cái—đặc biệt với các cha mẹ sẽ nuôi dạy con cái trong lẽ thật.

IV.

Công việc của Chúa tiếp tục tiến triển bất chấp sự chống đối có tổ chức

và liên tục đang ở trước mắt chúng ta trong khi chúng ta cố gắng làm theo những lời giảng dạy của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Đối với những ai đang nao núng trước sự chống đối đó, tôi xin đề nghị những điều sau.

Hãy nhớ nguyên tắc hối cải mà có thể thực hiện được nhờ quyền năng của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Như Anh Cả Neal A. Maxwell đã khuyến khích, đừng thuộc vào trong số “những người thà cố gắng thay đổi Giáo Hội thay vì tự thay đổi mình.” 6

Như Anh Cả Jeffrey R. Holland đã khuyến khích:

“Hãy bám chặt vào điều mà các

anh chị em đã biết và đứng vững cho đến khi hiểu biết thêm. . . .

“. . . Trong Giáo Hội này, điều

chúng ta biết thì quan trọng hơn bất cứ điều gì chúng ta không biết.” 7

Hãy thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, tức là nguyên tắc đầu tiên của phúc âm.

Cuối cùng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Các vị lãnh đạo Giáo Hội yêu mến anh chị em và tìm kiếm sự hướng dẫn thuộc linh để giúp đỡ anh chị em.

Cook, D. Todd Christofferson, Neil L. Andersen, Ronald A. Rasband, Gary E.

Do Chủ Tịch Henry B. Eyring Đọc

Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn

Thưa anh chị em, giờ đây tôi sẽ giới thiệu với anh chị em Các Vị Thẩm Quyền Trung Ương, Các Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Giáo Vùng, và Các Chủ Tịch Đoàn Tổ Chức Bổ Trợ Trung Ương của Giáo Hội để anh chị em biểu quyết tán trợ.

Xin đề nghị rằng chúng ta tán trợ Russell Marion Nelson là vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải và Chủ Tịch của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô; Dallin Harris Oaks là Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn; và Henry Bennion Eyring là Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

Những ai tán trợ, xin giơ tay lên. Những ai phản đối, cũng xin giơ tay lên.

Xin đề nghị rằng chúng ta tán trợ Dallin H. Oaks là Chủ Tịch của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ và M. Russell Ballard là Quyền Chủ Tịch Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

Những ai tán trợ, xin giơ tay lên. Có ai phản đối không, xin cho biết. Xin đề nghị rằng chúng ta tán trợ các thành viên trong Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: M. Russell Ballard, Jeffrey R. Holland, Dieter F. Uchtdorf, David A. Bednar, Quentin L.

Phiên Họp Chiều Thứ Bảy | Ngày 6 tháng Mười năm 2018

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 27 - 30)