Giáo Lý và Giao Ước 59:23.

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 26 - 27)

giả tạo vào công cuộc tìm kiếm lẽ thật của họ.

Chủ Tịch James E. Faust nói: “Những người đã [chịu phép báp têm] đặt tâm hồn vĩnh cửu của họ vào tình trạng rủi ro bằng việc bất cẩn theo đuổi duy nhất nguồn học hỏi thế tục. Chúng ta tin rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô có phúc âm trọn vẹn của Đấng Ky Tô, mà phúc âm là bản chất của lẽ thật và sự hiểu biết vĩnh cửu.” 2

Chúng ta tìm kiếm niềm vui thật sự và lâu dài bằng cách tiến đến việc biết và hành động theo lẽ thật về chúng ta là ai, ý nghĩa của cuộc sống trần thế, và chúng ta sẽ đi đâu sau khi chết. Các lẽ thật này không thể học được bằng những phương pháp khoa học hay thế tục.

II.

Bây giờ tôi sẽ nói về các lẽ thật của phúc âm phục hồi mà là nền tảng cho giáo lý của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Xin hãy cẩn thận suy xét các lẽ thật này. Chúng giải thích nhiều về giáo lý và những lối thực hành của chúng ta, có lẽ kể cả một số điều chưa được hiểu thấu.

Có một Thượng Đế, Ngài là Đức Chúa Cha nhân từ của linh hồn của tất cả những người nào đã sống hoặc sẽ sống.

Quyết định cá nhân của chúng ta cần phải dựa trên thông tin từ những nguồn gốc thích hợp với lĩnh vực đó và không có động cơ ích kỷ.

I.

Khi chúng ta tìm kiếm lẽ thật về tôn giáo, chúng ta nên sử dụng những phương pháp thuộc linh phù hợp với sự tìm kiếm đó: cầu nguyện, sự làm chứng của Đức Thánh Linh, và nghiên cứu thánh thư cùng những lời của các vị tiên tri hiện đại. Tôi luôn cảm thấy buồn khi nghe thấy có ai nói là đã mất tín ngưỡng tôn giáo vì những lời giảng dạy thế tục. Những người đã từng có quan điểm thuộc linh có thể gặp phải sự mù quáng thuộc linh tự áp đặt cho mình. Như Chủ Tịch Henry B. Eyring đã nói: “Vấn đề của họ không phải là vì điều họ nghĩ rằng họ thấy; mà là điều họ chưa thể thấy được.” 1

Các phương pháp khoa học dẫn chúng ta đến điều mà chúng ta gọi là chân lý khoa học. Nhưng “chân lý khoa học” không phải là mục đích trọn vẹn của cuộc sống. Những người nào không học “bằng cách học hỏi và cũng bằng đức tin” (Giáo Lý và Giao Ước 88:118) đều giới hạn sự hiểu biết của họ về lẽ thật chỉ trong điều họ có thể chứng minh bằng phương pháp khoa học. Điều đó đặt những giới hạn

Bài của Chủ Tịch Dallin H. Oaks

Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn

Điều mặc khải hiện đại định nghĩa lẽ thật là một “sự hiểu biết về những sự vật đúng theo trạng thái của chúng đang có, đã có, và sẽ có” (Giáo Lý và Giao Ước 93:24). Đó là một định nghĩa hoàn hảo cho kế hoạch cứu rỗi và “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới.”

Chúng ta sống trong một thời kỳ đầy dẫy những thông tin sẵn có và được truyền bá rộng rãi. Nhưng không phải tất cả những thông tin này đều chính xác. Chúng ta cần phải thận trọng khi tìm kiếm lẽ thật và chọn nguồn thông tin cho công cuộc tìm kiếm đó. Chúng ta không nên nghĩ rằng chỉ vì có ảnh hưởng hoặc quyền hành trong xã hội thì xứng đáng làm nguồn lẽ thật. Chúng ta cần phải thận trọng với việc trông cậy vào những thông tin hoặc lời khuyên bảo đưa ra bởi những ngôi sao giải trí, vận động viên nổi tiếng, hoặc những nguồn vô danh trên Internet. Một người thành thạo trong một lĩnh vực không nên được cho là thành thạo về lẽ thật trong các đề tài khác.

Chúng ta cũng cần phải thận trọng về động cơ của người cung cấp thông tin. Đó là lý do tại sao thánh thư cảnh báo chúng ta trước những mưu chước tăng tế (xin xem 2 Nê Phi 26:29). Nếu nguồn thông tin là vô danh hoặc không rõ, thì thông tin có thể đáng nghi ngờ.

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)