Giáo Lý và Giao Ước 20:29.

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 48 - 51)

vô cùng buồn rầu cả ngày lẫn đêm. Là lúc mà những điều bi kịch và bất công đến với thế giới và xung quanh chúng ta, kể cả trong cuộc sống của những người chúng ta yêu thương. Là lúc mà chúng ta cảm thấy những điều không may hay xảy đến với mình và có nhiều thử thách hơn so với người khác, là lúc mà nỗi đau làm chúng ta cảm thấy buồn khổ thay vì nên cảm thấy hạnh phúc—chúng ta có thể bị cám dỗ để đồng ý với Sa Lô Môn rằng cuộc sống là hư không và hoàn toàn không hề có ý nghĩa.

Niềm Hy Vọng Lớn Lao

Tin tốt là chúng ta có hy vọng. Có một giải pháp cho sự trống rỗng, hư

không và Weltschmerz xảy đến trong

cuộc sống. Có một giải pháp cho dù chúng ta có thể cảm thấy vô vọng, và nản lòng cùng cực nhất.

Niềm hy vọng này được tìm thấy trong quyền năng có thể làm thay đổi của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, trong quyền năng cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi để chữa lành cho những thử thách thuộc linh của chúng ta.

Chúa Giê Su đã phán: “Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.” 4

Chúng ta đạt được cuộc sống dư dật không phải bằng việc tập trung vào các nhu cầu hay các thành tựu của mình, mà là bằng cách trở thành những môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô— bằng cách tuân theo các đường lối của Ngài và tham gia vào công việc của Ngài. Chúng ta tìm thấy cuộc sống dư dật bằng cách quên đi bản thân mình và tham gia vào chính nghĩa vĩ đại của Đấng Ky Tô.

Chính nghĩa của Chúa Giê Su Ky Tô là gì? Đó là tin tưởng nơi Ngài, yêu thương người khác như cách Ngài đã yêu thương, và làm như cách Ngài đã làm.

Chúa Giê Su “đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước.” 5 Ngài đi giữa kẻ nghèo khó, kẻ vô gia cư, kẻ đau ốm, và kẻ hổ thẹn. Ngài phục sự kẻ không có quyền hành, kẻ yếu đuối, và kẻ không có bạn bè. Ngài dành thời gian cho họ; Ngài nói chuyện cùng họ. “Và Ngài chữa lành cả.” 6

Bất kỳ nơi nào Ngài đến, Đấng Cứu Rỗi đều giảng dạy “tin lành” 7 của phúc âm. Ngài chia sẻ các lẽ thật vĩnh cửu để cho loài người được tự do về mặt thuộc linh cũng như về mặt vật chất.

Những ai dâng hiến bản thân cho chính nghĩa của Đấng Ky Tô sẽ khám phá ra lẽ thật có trong lời hứa của Đấng Cứu Rỗi: “Còn ai vì cớ ta mà mất sự sống mình thì sẽ được lại.” 8

Anh chị em yêu dấu của tôi, Sa Lô Môn đã sai—cuộc sống không hề “hư không.” Mà ngược lại, cuộc sống có thể tràn đầy mục đích, ý nghĩa, và bình an.

Bàn tay chữa lành của Chúa Giê Su Ky Tô tìm đến giúp đỡ tất cả những ai tìm kiếm Ngài. Tôi không mảy may nghi ngờ rằng việc tin tưởng và yêu thương Thượng Đế cùng cố gắng để tuân theo Đấng Ky Tô thì có thể thay đổi tấm lòng của chúng ta,9 làm dịu nỗi đau của chúng ta, và làm tâm hồn chúng ta chan hòa một “niềm hân hoan cực độ.” 10

Tin Tưởng, Yêu Thương, Làm Theo

Dĩ nhiên, chúng ta phải làm nhiều hơn là chỉ có một sự hiểu biết trí tuệ về các nguyên tắc của phúc âm để có được ảnh hưởng chữa lành này trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta phải đưa ảnh hưởng này vào trong cuộc sống của mình—biến nó thành một phần của con người chúng ta và trong điều chúng ta làm.

Tôi đề nghị vai trò môn đồ đó bắt đầu với ba từ đơn giản sau đây:

Tin Tưởng, Yêu Thương, và Làm Theo.

Tin tưởng Thượng Đế dẫn tới việc có đức tin nơi Ngài và phát triển sự tin cậy vào lời Ngài. Đức tin khiến cho tấm lòng chúng ta tăng trưởng trong tình yêu thương dành cho Thượng Đế và những người khác. Khi tình yêu thương đó gia tăng, chúng ta được soi dẫn để noi gương Đấng Cứu Rỗi khi chúng ta tiếp tục cuộc hành trình vĩ đại trên con đường vai trò môn đồ của chính chúng ta.

Anh chị em sẽ nói: “Nhưng, điều đó có vẻ hơi đơn giản hóa. Các vấn đề của cuộc sống, và chắn chắn cả các vấn đề của tôi, phức tạp hơn rất nhiều so với việc sử dụng giải pháp đơn giản như vậy. Anh chị em không thể làm nhẹ

bớt việc cảm thấy Weltschmerz chỉ với ba từ đơn giản: Tin tưởng, yêu thương,

làm theo.”

Các cụm từ ngắn đó không làm nhẹ bớt được. Đó là bởi tình yêu thương của Thượng Đế mà chúng ta được giải cứu, phục hồi, và sống lại về mặt thuộc linh.

Thượng Đế biết rõ anh chị em. Anh chị em là con cái của Ngài. Ngài yêu thương anh chị em.

Ngay cả khi anh chị em cảm thấy mình không được yêu thương, Ngài tìm đến anh chị em.

Ngày hôm nay—mỗi ngày—Ngài tìm đến anh chị em, mong muốn chữa lành cho anh chị em, để nâng đỡ anh chị em, thay thế sự trống rỗng trong lòng anh chị em với niềm hân hoan mà tồn tại mãi mãi. Ngài mong muốn xua tan bóng tối mà che phủ cuộc sống của

anh chị em và làm tràn đầy cuộc sống bằng ánh sáng thiêng liêng và rực rỡ của vinh quang bất diệt của Ngài.

Tôi đã kinh nghiệm được điều này cho chính bản thân tôi.

Và với tư cách là một Sứ Đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, tôi làm chứng rằng tất cả những ai đến cùng Thượng Đế—

tất cả những ai thực sự tin tưởng, yêu

thương và làm theo—có thể có được

một kinh nghiệm soi dẫn tương tự.

Chúng Ta Tin Tưởng

Thánh thư dạy chúng ta rằng: “không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý [Đức Chúa Trời]; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời.” 11

Đối với một số người, việc tin tưởng như vậy thật là khó khăn. Đôi khi, tính kiêu căng ngăn cản chúng ta tin tưởng. Có lẽ, chúng ta nghĩ rằng mình thông minh, được giáo dục, hay là người có nhiều kinh nghiệm, chúng ta chỉ đơn giản là không thể tin tưởng nơi Thượng Đế. Và chúng ta bắt đầu coi tôn giáo như là một truyền thống dại khờ.12

Trong kinh nghiệm của tôi, niềm tin không phải là một bức tranh để chúng ta ngắm nhìn, ngưỡng mộ, và là thứ để chúng ta thảo luận và nói lý thuyết. Niềm tin đó giống một cái cày hơn, chúng ta mang nó đến đồng ruộng và, bằng mồ hôi trên trán, tạo ra các luống cày trên thế gian mà chấp nhận các hạt giống và đậu trái luôn.13

Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em.14 Đây là lời hứa dành cho tất cả những ai tìm kiếm để tin.

Chúng Ta Yêu Thương

Thánh thư tiết lộ rằng khi chúng ta càng yêu thương Thượng Đế và con cái của Ngài, chúng ta càng trở nên hạnh phúc hơn.15 Tuy nhiên, tình yêu thương mà Chúa Giê Su đã nói đến không phải là một cái thẻ quà tặng, không phải là thứ bỏ đi, không phải là loại tình yêu thương làm chuyển sự chú tâm của chúng ta sang thứ khác. Đó không phải là loại tình yêu thương được nói đến và rồi bị lãng quên. Đó không phải là loại tình yêu thương chỉ biết nói “hãy cho tôi biết điều gì mà tôi có thể làm” mà không hề có bất cứ hành động gì.

Tình yêu thương mà Thượng Đế nói đến là thứ mà đi vào tấm lòng chúng ta khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, ở cùng chúng ta suốt cả ngày, và làm tấm lòng chúng ta căng đầy khi chúng ta dâng lời cầu nguyện biết ơn vào cuối buổi tối.

Đó là tình yêu thương không thể diễn tả được mà Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta.

Đó là lòng trắc ẩn vô tận mà cho phép chúng ta nhìn thấy những người khác rõ hơn và để biết họ là người như thế nào. Qua lăng kính của tình yêu thương thanh khiết, chúng ta nhìn thấy bản chất bất diệt của những người con trai và con gái có tiềm năng vô hạn, đáng giá và yêu dấu của Thượng Đế Toàn Năng.

Một khi chúng ta nhìn qua lăng kính đó, chúng ta không thể coi nhẹ, coi thường, hay đối xử phân biệt với một ai hết.

Chúng Ta Làm Theo

Trong công việc của Đấng Cứu Rỗi, thường là do những chuyện nhỏ nhặt tầm thường mà “những chuyện lớn mới thành được.” 16

Chúng ta biết rằng việc thực hành lặp đi lặp lại là cần thiết để trở nên giỏi giang trong bất cứ điều gì. Dù đó là chơi kèn clarinet, đá một quả bóng vào lưới, sửa chữa một chiếc xe ô tô, hay thậm chí là lái máy bay, qua việc thực hành mà chúng ta có thể ngày càng trở nên giỏi hơn.17

Tổ chức mà Đấng Cứu Rỗi của chúng ta thiết lập trên thế gian—Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô—giúp chúng ta làm được y như vậy. Giáo Hội cung ứng một nơi để thực hành việc sống theo cách Ngài đã dạy và ban phước cho những người khác theo cách Ngài đã làm.

Với tư cách là tín hữu của Giáo Hội, chúng ta được trao cho những chức vụ kêu gọi, trách nhiệm, và cơ hội để tìm đến giúp đỡ người khác với lòng trắc ẩn và việc phục sự.

Gần đây, Giáo Hội đã tái nhấn mạnh đến việc phục sự, hay phục vụ hoặc yêu thương người khác. Việc xác định xem chúng ta nên gọi sự nhấn mạnh đặc biệt này là gì đòi hỏi phải suy nghĩ rất nhiều.

Một trong những cái tên đã được

cân nhắc là chăn chiên, một cái tên

phù hợp với lời mời gọi của Đấng Ky Tô: “Hãy chăn chiên ta.” 18 Tuy nhiên, cái tên đó có ít nhất một điểm rắc rối: việc sử dụng từ ngữ đó sẽ khiến tôi trở

thành một Con Chó Chăn Cừu Đức. Vì vậy, tôi rất hài lòng với từ ngữ phục sự.

Công Việc Này là dành cho Tất Cả Mọi Người

Dĩ nhiên, sự nhấn mạnh này không phải là mới mẻ. Nó chỉ cung ứng cho chúng ta một cơ hội đã được làm mới và được thay đổi để thực hành lệnh truyền “hãy yêu nhau” 19 của Đấng Cứu Rỗi, một cách thức đã được thay đổi để thi hành mục đích đó của Giáo Hội.

Hãy suy nghĩ về công việc truyền giáo; việc chia sẻ phúc âm một cách dũng cảm, khiêm nhường, và đầy tự tin là một ví dụ tuyệt vời về sự phục sự cho các nhu cầu thuộc linh của người khác, dù họ là ai chăng nữa.

Hay là làm công việc đền thờ—tìm kiếm tên của tổ tiên và mang đến cho họ các phước lành của thời vĩnh cửu. Đây thật là một cách thức phục sự đầy thiêng liêng.

Hãy suy ngẫm về việc tìm kiếm người nghèo khó và thiếu thốn, nâng đỡ những bàn tay rũ rượi, hoặc ban phước cho người bị bệnh và đau khổ. Không phải những hành động phục sự thanh khiết này đã được Chúa thực hành khi Ngài sống trên thế gian hay sao?

Nếu anh chị em không phải là tín hữu của Giáo Hội, tôi mời anh chị em “hãy đến xem.” 20 Hãy đến và tham gia với chúng tôi. Nếu anh chị em là tín hữu của Giáo Hội nhưng hiện không tích cực tham gia, tôi mời gọi anh chị em: hãy trở lại. Chúng tôi cần anh chị em!

Hãy đến, và đóng góp sức mạnh của anh chị em với chúng tôi.

Bởi vì tài năng, khả năng, và cá tính độc đáo của anh chị em sẽ giúp chúng tôi trở nên tốt hơn và hạnh phúc hơn. Nếu anh chị em làm như vậy, chúng tôi cũng sẽ giúp anh chị em trở nên tốt hơn và hạnh phúc hơn.

Hãy đến, giúp chúng tôi xây dựng và củng cố một bầu không khí chữa lành, nhân từ, và đầy lòng thương xót đối với tất cả con cái của Thượng Đế. Vì tất cả chúng ta đang cố gắng trở thành những sinh linh mới, là nơi mà ”những sự cũ đã qua đi” và “mọi sự đều trở nên mới.” 21 Đấng Cứu Rỗi cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần phải tiếp tục tiến triển trong cuộc sống này và trở nên giống như Ngài. Ngài phán: “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta.” 22 Tất cả chúng ta hãy cùng nhau làm việc để trở thành người mà Thượng Đế mong muốn chúng ta trở thành.

Đây là loại văn hóa phúc âm mà chúng ta mong muốn nuôi dưỡng trong khắp Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta tìm cách củng cố Giáo Hội là một nơi mà chúng ta tha thứ cho nhau. Là nơi chúng ta chống lại cám dỗ

tìm ra lỗi lầm của nhau, ngồi lê đôi mách, và làm cho người khác cảm thấy tổn thương. Là nơi, thay vì chú tâm vào những thiếu sót, chúng ta nâng đỡ và giúp nhau trở thành người tốt nhất mà chúng ta có thể trở thành.

Tôi mời anh chị em một lần nữa. Hãy đến xem. Hãy tham gia với chúng tôi. Chúng tôi cần anh chị em.

Những Người Không Hoàn Hảo

Anh chị em sẽ thấy rằng Giáo Hội này có được một số người tốt lành nhất trên thế gian. Họ dễ chịu, nhân từ, tốt bụng, và chân thành. Họ chăm chỉ, sẵn lòng hy sinh, và thậm chí có những lúc quả cảm.

Và họ cũng đau đớn và không hoàn hảo.

Họ cũng mắc sai lầm.

Có những lúc họ nói những điều không nên nói ra. Họ làm những điều mà họ ước rằng họ đã không làm.

Nhưng họ có chung điều này—họ muốn tiến triển và đến gần Chúa, Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô của chúng ta hơn.

Họ đang cố gắng để làm đúng.

Họ tin tưởng. Họ yêu thương. Họ

làm theo.

Họ muốn trở nên ít ích kỷ hơn, trắc ẩn hơn, tế nhị hơn, giống như Chúa Giê Su hơn.

Cách Để Nhận Được Hạnh Phúc

Phải, cuộc sống đôi lúc khó khăn. Chắc chắn tất cả chúng ta đều có lúc thất vọng và nản lòng.

Nhưng phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến hy vọng. Và, trong Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta tham gia với những người tìm kiếm một nơi mà chúng ta có thể cảm thấy như ở nhà—một nơi cho sự tăng

trưởng mà chúng ta có thể tin tưởng,

yêu thương, và làm theo.

Bất kể những khác biệt giữa chúng ta là gì, chúng ta tìm cách để hoàn toàn chấp nhận nhau là con trai và con gái của Thượng Đế yêu dấu của chúng ta. Tôi vô cùng biết ơn được làm một tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, và biết rằng Thượng Đế yêu thương con cái của Ngài đủ để ban cho chúng ta

một cách thức để nhận được hạnh phúc và đầy ý nghĩa trong cuộc sống này, và một cách thức để kinh nghiệm được niềm vui vĩnh cửu trong những lâu đài vinh quang trong cuộc sống mai sau.

Tôi biết ơn Thượng Đế đã ban cho chúng ta một cách thức để chữa lành những thử thách thuộc linh

và Weltschmerz mà xảy đến trong

cuộc sống.

Tôi làm chứng và để lại cho anh chị em phước lành của tôi là khi chúng ta

tin tưởng nơi Thượng Đế, khi chúng ta yêu thương Ngài và yêu thương những

người khác bằng cả tấm lòng, và cố

gắng làm theo cách Thượng Đế đã chỉ

dẫn cho chúng ta, chúng ta sẽ tìm thấy sự chữa lành và bình an, niềm hạnh phúc và ý nghĩa. Trong thánh danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men. ◼

GHI CHÚ

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)