D. Todd Christofferson (30) Mặc dù khổ đau, nhưng bốn tín hữu của Giáo Hội tiếp tục vững chắc trong đức tin của họ nơi Đấng Ky Tô và nhận được sự ủng hộ tán trợ của Ngài.
25 phút Cầu nguyện, câu thánh thư hoặc
thánh thư hoặc tín điều, bài nói chuyện (5 phút). Giờ ca hát: Âm nhạc mà hỗ trợ cho các câu thánh thư học trong lớp (20 phút) 5 phút Di chuyển tới các lớp học 20 phút Các lớp học: bài học từ sách Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Hội Thiếu Nhi
Những Thay Đổi trong Chương Trình Giảng Dạy
Những điều chỉnh này cho các lịch trình nhóm họp kết hợp chặt chẽ với ấn bản mới nhất của chương
trình giảng dạy của Giáo Hội Hãy
Đến Mà Theo Ta. Bắt đầu từ tháng
Một, chương trình giảng dạy đặt trọng tâm vào mái gia đình, được Giáo Hội hỗ trợ này sẽ hòa hợp với những gì những người thành niên, giới trẻ, và trẻ em đang học trong Trường Chủ Nhật và các lớp học Hội Thiếu Nhi, như thế sẽ dễ dàng hơn cho các gia đình để học cùng với nhau ở nhà trong tuần.
Những chỉ dẫn, đại cương bài học, và nguồn tài liệu có thể được tìm thấy trong:
• Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho
Nhóm Túc Số Các Anh Cả và Hội Phụ Nữ (được tìm thấy trong tạp chí Ensign và Liahona số tháng Mười
Một năm 2018)
• Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho
Các Nhóm Túc Số Chức Tư Tế A Rôn
• Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho
Hội Thiếu Nữ
• Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho
Trường Chủ Nhật
• Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho
Hội Thiếu Nhi
Hãy vào trang comefollowme.lds. org để biết thêm thông tin.
Những thay đổi quan trọng khác gồm có như sau:
• Các buổi họp hội đồng giảng viên sẽ được tổ chức vào mỗi quý, thay vì mỗi tháng.
• Lịch trình bài học của nhóm túc số Các Anh Cả và Hội Phụ Nữ sẽ không gồm có buổi họp hội đồng vào ngày Chủ Nhật tuần thứ nhất hoặc một chủ đề đặc biệt vào ngày Chủ Nhật tuần thứ tư nữa. Các bài học sẽ tập trung vào các sứ điệp từ đại hội trung ương gần đây nhất.
• Giờ ca hát sẽ thay thế giờ chia sẻ. Đại
Cương Giờ Chia Sẻ sẽ được đình chỉ.
• Khóa học Các Nguyên Tắc Phúc Âm sẽ được đình chỉ. Tất cả các tín hữu cùng bạn bè quan tâm sẽ được mời tham dự lớp học Trường Chủ Nhật tương ứng dành cho người thành niên hoặc giới trẻ.
• Các khóa học tùy chọn—như là củng cố hôn nhân và gia đình, chuẩn bị đi đền thờ, chuẩn bị công việc truyền giáo, và lịch sử gia đình—sẽ không được tổ chức vào giờ học ngày Chủ Nhật. Các khóa học này có thể được giảng dạy vào những thời gian khác cho các cá nhân, gia đình, hoặc các nhóm tùy thuộc vào nhu cầu địa phương và quyết định của vị giám trợ.
Mục Đích của Các Thay Đổi Này
Các vị lãnh đạo Giáo Hội đang tìm cách tạo ra một sự cân bằng mới và một mối liên kết chặt chẽ hơn giữa sức mạnh độc đáo của mái gia đình và những kinh nghiệm trong Giáo Hội với những mục đích nhất định.
“Còn có nhiều điều nữa cho sự điều chỉnh này hơn là chỉ rút ngắn lịch trình nhà thờ ngày Chủ Nhật. . . ,” Anh Cả Cook nói. “Các mục đích và phước lành liên quan tới sự điều chỉnh này và những thay đổi khác mới đây gồm có như sau:
• “Gia tăng sự cải đạo theo Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và củng cố đức tin nơi Hai Ngài. • “Củng cố các cá nhân và gia đình
qua một chương trình giảng dạy đặt trọng tâm vào mái gia đình, được Giáo Hội hỗ trợ mà góp phần vào
việc vui sống theo phúc âm. • Tôn trọng ngày Sa Bát, với sự chú
tâm vào giáo lễ Tiệc Thánh. • “Giúp tất cả các con cái của Cha
Thiên Thượng ở cả hai bên bức màn che qua công việc truyền giáo và tiếp nhận các giáo lễ và các giao ước cùng các phước lành của đền thờ.” Để xem thông báo về những điều chỉnh này, xin xem Russell M. Nelson, “Lời Mở Đầu,” ở trang 6 của tạp chí này; Quentin L. Cook, “Sự Cải Đạo Sâu Đậm và Lâu Dài theo Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô,” ở trang 8. Để có thêm thông tin về những điều chỉnh này, hãy vào trang sabbath.lds.org để tìm thấy một bức thư từ Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp, và nguồn tài liệu bổ sung mà có thể giúp các cá nhân và gia đình tôn trọng ngày Sa Bát. ◼
Anh Cả Brook P. Hales mới được tám hay chín tuổi khi ông ngồi trong một buổi họp nhịn ăn và chia sẻ chứng ngôn nơi mà cha ông đang chủ tọa với tư cách là giám trợ. Cha ông mời giáo đoàn chia sẻ chứng ngôn, và gần như mỗi người có mặt đều chia sẻ chứng ngôn. Anh Cả Hales nhớ lại: “Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy Thánh Linh làm chứng với tôi về lẽ trung thực của phúc âm.”
Ông đã cảm thấy sự làm chứng đó nhiều lần kể từ lúc ấy, đặc biệt là trong khi phục vụ với tư cách là thư ký cho Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn kể từ năm 2008. Khi Chủ Tịch Thomas S. Monson được tán trợ làm vị tiên tri và Chủ Tịch của Giáo Hội, và một lần nữa khi Chủ Tịch Russell M. Nelson được tán trợ, ông đã chứng kiến “thẩm quyền tiên tri ở trên mỗi người đàn ông này, và tôi biết chắc chắn rằng họ đã được chọn và được kêu gọi trở thành Chủ Tịch của Giáo Hội cho thời điểm đặc biệt của họ.”
Anh Cả Hales được kêu gọi với tư cách là Thầy Bảy Mươi Có Thẩm Quyền Trung Ương vào ngày 17 tháng Năm năm 2018, và được tán trợ vào ngày 6 tháng Mười năm 2018. Ông sẽ vẫn tiếp tục làm thư ký cho Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.
Sinh ra ở Ogden, Utah, Hoa Kỳ, vào ngày 7 tháng Tư năm 1956, con của Klea và Glenn Phillip Hales, Anh Cả Hales nhận được bằng về ngân hàng và tài chính từ trường Weber State College (nay là Weber State University) vào năm 1980. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc trong các công ty ngân hàng thương mại và trong Phân Sở Tài Chính và Hồ Sơ của Giáo Hội. Ông kết hôn với Denise Imlay Hales vào năm 1981, và họ có bốn người con. Anh Cả Hales phục vụ với tư cách là một người truyền giáo toàn thời gian trong Phái Bộ Truyền Giáo France Paris, cố vấn trong giám trợ đoàn, người lãnh đạo nhóm thầy tư tế thượng phẩm, giám trợ, chủ tịch giáo khu, người đánh đại phong cầm trong chức tư tế, giảng viên Trường Chủ Nhật, và người làm lễ gắn bó trong đền thờ.
Vào cái ngày đó khi còn là một cậu bé, Anh Cả Hales đã không chia sẻ chứng ngôn của mình. Nhưng chứng ngôn của ông đã phát triển mạnh mẽ hơn kể từ khi đó. Ông nói: “Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã được phục hồi qua Tiên Tri Joseph Smith, Sách Mặc Môn là chân chính, Thượng Đế hoàn toàn yêu thương chúng ta và mong chờ được ban phước cho chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, và chúng ta được phước có được sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh nếu chúng ta xứng đáng.” ◼
Giáo Hội đang chuẩn bị những ấn bản mới cho cả hai cuốn Hymns (Thánh Ca) và Children’s Songbook (Sách Các Bài Hát Thiếu Nhi) và đang tìm kiếm những gợi ý và những bài hát do các tín hữu Giáo Hội ở khắp nơi gửi tới.
Tại trang Nhacmoi.lds.org, anh chị em có thể:
Đưa ra những gợi ý—các bài thánh ca hoặc bài hát thiếu nhi hiện hành mà anh chị em yêu thích, các bài thánh ca hoặc bài hát thiếu nhi nào của Thánh Hữu Ngày Sau hoặc không phải của Thánh Hữu Ngày Sau mà nên bao gồm, các bài thánh ca hoặc bài hát thiếu nhi nào hiện hành mà không nên bao gồm, những khó khăn với các cuốn sách âm nhạc hiện hành, và những ý kiến phản hồi khác.
Nộp tác phẩm nguyên gốc —bài thánh ca, lời bài thánh ca, các bài hát thiếu nhi, hoặc lời bài hát thiếu nhi. Âm nhạc cần phải phù hợp với các buổi lễ thờ phượng. Tất cả các ngôn ngữ và phong cách văn hóa đều sẽ được cân nhắc. Những em dưới 18 tuổi có thể đệ trình nếu có kèm theo sự cho phép của cha mẹ hoặc người giám hộ. Hạn chót cho các đệ trình là ngày 1 tháng Bảy năm 2019. ◼