Việc biết được người nào và lý do tại sao chúng ta phục vụ giúp chúng ta hiểu rằng sự thể hiện cao quý nhất của tình yêu thương là lòng tận

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 52 - 54)

của tình yêu thương là lòng tận tụy với Thượng Đế.

Khi sự tập trung của chúng tôi dần dần thay đổi, thì những lời cầu nguyện của chúng tôi cũng thay đổi theo. Chúng tôi bắt đầu mong đợi những chuyến đi thăm của mình với gia đình thân thiết này vì tình yêu mến của chúng tôi dành cho Chúa.5 Chúng tôi đã làm điều đó vì Ngài. Ngài đã làm cho sự khó khăn không còn là một gánh nặng nữa. Sau nhiều tháng chúng tôi đứng trước cửa nhà, gia đình ấy bắt đầu cho chúng tôi vào. Cuối cùng, chúng tôi đã có những lần cầu nguyện và những cuộc thảo luận phúc âm thật tuyệt vời và thường xuyên với nhau. Một tình bạn lâu dài phát triển. Chúng tôi thờ phượng và yêu mến Ngài bằng cách yêu thương con cái của Ngài.

Các chị em có thể nghĩ về một thời điểm mà các chị em đã tìm đến bằng tình yêu thương và nỗ lực chân thành để giúp đỡ một người nào đó đang hoạn nạn và cảm thấy rằng những Việc chúng tôi thiếu sự hiểu biết về

phần thuộc linh đã khiến cho những nỗ lực bị thất bại khác trở nên nản lòng hơn. Việc bị khước từ không bao giờ làm cho chúng ta thoải mái cả. Theo

thời gian, chúng tôi bắt đầu tự hỏi: “Tại

sao mình lại làm điều này? Mục đích

của mình là gì?”

Anh Cả Carl B. Cook đã nhận xét: “Sự phục vụ trong Giáo Hội có thể trở nên khó khăn nếu chúng ta được yêu cầu làm một việc mà làm chúng ta sợ hãi, nếu chúng ta trở nên mệt mỏi khi phục vụ, hoặc nếu chúng ta được kêu gọi để làm một việc gì đó nhưng không thấy hấp dẫn lúc ban đầu.” 1

Chúng tôi đã cảm nhận được lẽ thật về những lời của Anh Cả Cook khi chúng tôi quyết định là phải tìm kiếm sự hướng dẫn từ Một Đấng với một sự hiểu biết nhiều hơn sự hiểu biết của chúng tôi.

Vì vậy, sau nhiều lần chân thành cầu nguyện và học tập, chúng tôi đã nhận

được câu trả lời về lý do cho sự phục

vụ của mình. Chúng tôi đã có một sự thay đổi trong sự hiểu biết của mình, một sự thay đổi trong lòng, thực sự là một kinh nghiệm mặc khải.2 Trong khi chúng tôi tìm kiếm sự hướng dẫn từ thánh thư, thì Chúa đã dạy chúng tôi cách làm cho tiến trình phục vụ

Bài của Joy D. Jones

Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nhi

Vào cái đêm lịch sử này, tôi bày tỏ tình yêu thương và lòng biết ơn của mình đối với mỗi người, các chị em thân mến của tôi. Bất kể tuổi tác, địa điểm hay hoàn cảnh của mình như thế nào, chúng ta quy tụ buổi tối hôm nay trong tình đoàn kết, sức mạnh, mục đích và chứng ngôn rằng chúng ta được yêu thương và dẫn dắt bởi Cha Thiên Thượng; Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô; và vị tiên tri tại thế, Chủ Tịch Russell M. Nelson.

Khi còn là một cặp vợ chồng trẻ, vợ chồng tôi đã được vị giám trợ của chúng tôi kêu gọi đến thăm và phục sự một gia đình đã nhiều năm không đến nhà thờ. Chúng tôi sẵn lòng chấp nhận chỉ định đó và đi đến nhà họ vài ngày sau đó. Chúng tôi thấy rõ ngay lập tức rằng họ không muốn khách từ Giáo Hội đến thăm.

Vì vậy, trong chuyến đi thăm kế tiếp, chúng tôi mang đến cho họ một đĩa bánh quy, tin rằng những miếng sô cô la trong bánh sẽ làm họ mềm lòng. Họ đã không mềm lòng. Cặp vợ chồng đó nói chuyện với chúng tôi qua cánh cửa lưới, cho thấy rõ ràng hơn là chúng tôi không được hoan nghênh. Nhưng khi lái xe về nhà, chúng tôi gần như chắc chắn là mình có thể đã thành công nếu chúng tôi mang đến cho họ bánh cốm gạo.

Phiên Họp Phụ Nữ Trung Ương | Ngày 6 tháng Mười năm 2018

Vì Ngài

Việc biết được người nào và lý do tại sao chúng ta phục vụ giúp chúng ta hiểu rằng sự thể hiện cao quý nhất của tình yêu thương là lòng tận ta hiểu rằng sự thể hiện cao quý nhất của tình yêu thương là lòng tận tụy với Thượng Đế.

nỗ lực của các chị em bị làm ngơ hoặc có lẽ không được biết ơn hay thậm chí còn vô ích nữa không? Trong giây phút đó, các chị em có thắc mắc về giá trị của sự phục vụ của mình không? Nếu vậy, thì tôi hy vọng rằng những lời của Vua Bên Gia Min có thể thay thế nỗi nghi ngờ và thậm chí cả nỗi đau đớn của các chị em nữa: “Tức là mình phục vụ Thượng Đế của mình vậy.” 6

Thay vì chất chứa oán giận, chúng ta có thể xây đắp, qua sự phục vụ, một mối quan hệ hoàn hảo hơn với Cha Thiên Thượng của mình. Tình yêu mến và sự tận tâm của chúng ta đối với Ngài ngăn chặn nhu cầu phải được công nhận hay biết ơn và cho phép tình yêu thương của Ngài tuôn chảy đến chúng ta và qua chúng ta.

Đôi khi, lúc đầu chúng ta có thể phục vụ vì bổn phận hoặc nhiệm vụ, nhưng ngay cả sự phục vụ đó cũng có thể dẫn chúng ta đến việc đạt được điều cao quý hơn bên trong chúng ta, dẫn dắt chúng ta phục vụ trong “một cách tốt lành hơn” 7—như trong lời mời của Chủ Tịch Nelson để thực hiện “một phương pháp mới hơn, thiêng liêng hơn để chăm sóc và phục sự người khác.” 8

Khi chúng ta tập trung vào tất cả những gì Thượng Đế đã làm cho mình thì sự phục vụ của chúng ta được thúc đẩy bởi tấm lòng biết ơn. Khi trở nên ít quan tâm hơn về sự phục vụ của chúng ta sẽ mang lại lợi ích gì cho mình, thì thay vì thế chúng ta nhận ra rằng điều cần tập trung trong sự phục vụ của mình là đặt Thượng Đế trước hết.9

Chủ Tịch M. Russell Ballard đã dạy: “Chỉ khi nào chúng ta hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Thượng Đế và Đấng Ky Tô thì chúng ta mới có thể chia sẻ tình yêu thương này với người lân cận của mình qua những hành động nhân từ và phục vụ.” 10

Giáo lệnh đầu tiên trong số Mười Giáo Lệnh lặp lại sự thông sáng thiêng liêng này: “Ta là Giê Hô Va Đức Chúa Trời ngươi. . . . Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác.” 11 Thứ tự sắp đặt trong giáo lệnh này giúp chúng ta hiểu

rằng nếu chúng ta đặt Ngài là ưu tiên

số một của mình thì mọi thứ khác cuối cùng rồi sẽ vào đúng vị trí của chúng— ngay cả sự phục vụ của chúng ta đối với

người khác. Khi Ngài nắm lấy vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta bằng sự lựa chọn có ý thức của chúng ta, thì Ngài có thể ban phước cho những hành động của chúng ta vì lợi ích của chúng ta và lợi ích của người khác.

Chúa đã dạy: “Hãy hướng về ta trong mọi ý nghĩ.” 12 Và mỗi tuần chúng ta giao ước để chỉ làm điều đó—để “luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài.” 13 Liệu một sự tập trung vào Thượng Đế như vậy có thể áp dụng trong mọi việc chúng ta làm không? Liệu việc thực hiện ngay cả một nhiệm vụ nhỏ nhặt có thể trở thành một cơ hội để cho thấy tình yêu thương và sự tận tâm của chúng ta đối với Ngài không? Tôi tin là có thể và sẽ làm được.

Chúng ta có thể làm cho từng công việc trong bản liệt kê những việc cần làm của mình trở thành một cách để tôn vinh Ngài. Chúng ta có thể coi mỗi nhiệm vụ như là một đặc ân và cơ hội để phục vụ Ngài, ngay cả khi chúng ta đang cần làm cho kịp thời hạn, thi hành bổn phận hoặc là thay tã bẩn không.

Như Am Môn nói: “Phải, tôi biết rằng tôi chẳng có nghĩa lý gì; về sức lực thì tôi là một kẻ yếu đuối; vậy nên tôi không khoe khoang về tôi, nhưng tôi muốn khoe khoang về Thượng Đế của tôi, vì với sức mạnh của Ngài, tôi có thể làm được tất cả mọi điều.” 14

Khi việc phục vụ Thượng Đế trở thành ưu tiên số một của chúng ta trong cuộc sống, thì chúng ta mất sự sống mình, và cuối cùng, chúng ta tìm thấy được nó.15

Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy nguyên tắc này một cách thật đơn giản và trực tiếp: “Vậy nên, hãy để ánh sáng của

các ngươi chiếu trước mặt dân này, để họ thấy được những việc làm tốt đẹp

của các ngươi mà tôn vinh Cha các

ngươi trên trời.” 16

Tôi xin chia sẻ với các chị em một vài lời thông sáng được tìm thấy ở trên bức tường của một cô nhi viện ở Calcutta, Ấn Độ: “Nếu mình tử tế thì người ta có thể cáo buộc mình có động cơ ích kỷ, ý đồ thầm kín. Nhưng hãy cứ luôn luôn tử tế. Những gì mình dành ra nhiều năm để xây đắp, ai đó có thể phá hủy trong một đêm. Nhưng hãy cứ luôn luôn xây đắp. Điều tốt lành mình làm hôm nay, người ta sẽ thường quên đi ngày mai. Nhưng hãy cứ luôn luôn làm điều tốt lành. Hãy mang đến cho thế giới những điều tốt nhất mà mình có, và có thể là không bao giờ đủ cả. Nhưng hãy cứ luôn luôn mang đến cho thế giới những điều tốt nhất mà mình có. Các chị em thấy đấy, cuối cùng, thì dù sao chăng nữa, đó là giữa các chị em và Thượng Đế của mình.” 17

Thưa các chị em, điều đó luôn luôn là giữa chúng ta và Chúa. Như Chủ Tịch James E. Faust đã nói: “‘Điều cần thiết nhất trên thế giới là gì?’ . . . ‘Chẳng phải điều cần thiết nhất trên toàn thế giới đối với mọi người là có được một mối quan hệ cá nhân, liên tục, hằng ngày với Đấng Cứu Rỗi sao?’ Việc có được một mối quan hệ như vậy có thể cho thấy thiên tính bên trong chúng ta, và không có điều gì có thể tạo ra một sự khác biệt lớn hơn trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta tiến đến việc biết và hiểu mối quan hệ thiêng liêng của mình với Thượng Đế.” 18

Tương tự như vậy, An Ma giải thích cho con trai của ông: “Phải, và hãy kêu cầu Thượng Đế trong mọi sự nương cậy của con; phải, hãy làm mọi việc trong Chúa, và bất cứ nơi nào con đi, hãy đi trong Chúa; phải, hãy đưa ý nghĩ của con hướng về Chúa; phải, hãy đặt mọi sự thương mến trong lòng con vào Chúa mãi mãi.” 19

Và Chủ Tịch Russell M. Nelson cũng đã dạy chúng ta như vậy: “Khi chúng ta thấu hiểu Sự Chuộc Tội tự nguyện của Ngài, thì bất cứ cảm giác hy sinh nào về phần chúng ta đều sẽ hoàn toàn được thay thế bởi một cảm giác biết ơn sâu đậm về đặc ân phục vụ Ngài.” 20

có thể đi bộ lên bất cứ con đường mòn nào mà mấy đứa con trai có thể đi được. Quan trọng hơn, tôi đã biết là mình đang sống trong những ngày sau và mình sẽ cần phải làm những việc khó khăn, giống như những người tiền phong—và tôi muốn được sẵn sàng. Vì vậy, thỉnh thoảng, tôi thường tụt lại phía sau nhóm bạn bè của tôi trên con đường lát đá, cởi giày ra và đi chân không trên con đường mòn của con trai. Tôi cố gắng làm cho đôi chân của mình khỏe khoắn hơn.

Là một bé gái trong Hội Thiếu Nhi, đó là điều tôi đã nghĩ là mình có thể làm để chuẩn bị. Bây giờ thì tôi biết cách khác rồi! Thay vì đi chân không trên những con đường mòn trên núi, tôi biết là mình có thể chuẩn bị đôi chân để đi trên con đường giao ước bằng cách đáp ứng lời mời của Đức Thánh Linh. Vì Chúa, qua vị tiên tri của Ngài, kêu gọi mỗi người chúng ta sống và quan tâm đến người khác trong một “cách thức cao quý hơn và thánh thiện hơn” cùng “cải thiện thêm.” 1

Michelle D. Craig

Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ

Khi tôi còn học tiểu học, chúng tôi đi bộ về nhà trên một con đường lát đá uốn lượn quanh một sườn đồi. Có một con đường mòn khác, không lát đá, được gọi là “con đường mòn của con trai.” Con đường mòn của con trai là một con đường đất đi thẳng lên đồi. Nó ngắn hơn nhưng dốc hơn nhiều. Khi còn nhỏ, tôi đã biết là mình

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)