Mặc Môn Sẽ Thay Đổi Cuộc Sống Anh Chị Em,” Liahona, tháng Hai năm 2004, trang 12–16.
“Ngay lập tức, tôi biết điều gì đã xảy ra.
“Tôi cố gắng chạy đến nơi an toàn, nhưng tôi lập tức ngã xuống. . . . Tôi có thể thấy rằng chân trái của tôi bị thương nặng. Tôi [nhận thấy] muội than trông giống như mạng nhện phủ xuống từ hai bàn tay tôi. Tôi kéo nhẹ nó xuống, nhưng nhận ra rằng nó không phải là muội than mà chính là da tôi đã bị cháy. Cái áo trắng của tôi biến thành màu đỏ do vết thương ở lưng tôi.
“Khi ý thức về điều gì vừa mới xảy ra tràn đầy tâm trí tôi, tôi [có] một ý nghĩ vô cùng mạnh mẽ này: . . . Đấng Cứu Rỗi biết tôi đang ở đâu, điều gì vừa xảy ra, và [điều gì] tôi đang trải qua vào khoảnh khắc đó.” 1
Richard Norby và vợ ông là Pam đã đương đầu với những ngày khó khăn sau tai nạn đó. Ông được điều trị trong trạng thái gây mê, tiếp theo bởi những cuộc giải phẫu, nhiễm trùng, và hoang mang không rõ tương lai ra sao.
Richard Norby còn sống, nhưng cuộc đời ông sẽ không bao giờ giống như trước. Hai năm rưỡi sau, các vết thương của ông vẫn còn đang lành; một cái trụ chống thay thế cho phần bị mất ở chân ông; mỗi bước đi nay khác hơn kể từ khoảnh khắc đó ở Sân Bay Brussels.
Bài của Anh Cả Neil L. Andersen
Thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ
Vào ngày 22 tháng Ba năm 2016, chỉ vài phút trước tám giờ sáng, hai quả bom khủng bố phát nổ ở Sân Bay Brussels. Anh Cả Richard Norby, Anh Cả Mason Wells, và Anh Cả Joseph Empey đã đưa Chị Fanny Clain ra sân bay để đáp chuyến bay đến phái bộ truyền giáo của chị ấy ở Cleveland, Ohio. Ba mươi hai người thiệt mạng, và tất cả những người truyền giáo đều bị thương.
Người bị thương nặng nhất là Anh Cả Richard Norby, 66 tuổi, đang phục vụ cùng vợ ông là Chị Pam Norby.
Anh Cả Norby nghĩ về khoảnh khắc đó: