Đối với những người tìm kiếm, chấp nhận và cố gắng đạt được ngọn lửa đức tin khi đêm tối thì bình minh của đức tin, đôi khi đến chậm, nhưng

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 42 - 45)

lửa đức tin khi đêm tối thì bình minh của đức tin, đôi khi đến chậm, nhưng sẽ đến hoặc có thể trở lại.

ông ấy đã chuẩn bị giấy, màu nước và chổi vẽ. Ông đã phác thảo một số nét chính và giúp tôi làm ướt giấy.

Chúng tôi đã sử dụng một bức tranh màu nước tuyệt đẹp của ông có tên

Ngọn Lửa Trại lúc Hoàng Hôn để làm

mẫu. Khi vẽ, chúng tôi đã nói chuyện về đức tin—khi chúng ta nhìn vào ánh sáng và sự ấm áp của ngọn lửa, chúng ta bỏ bóng tối và sự không chắc chắn lại phía sau như thế nào—đôi khi trong những đêm dài, cô đơn, ngọn lửa của đức tin có thể mang đến hi vọng và sự đảm bảo như thế nào. Và bình minh đến. Ngọn lửa của đức tin của chúng ta—những ký ức, kinh nghiệm của chúng ta và di sản của đức tin nơi sự tốt lành và lòng thương xót dịu dàng của Thượng Đế trong cuộc sống của chúng ta—đã củng cố chúng ta qua đêm tối.

Chứng ngôn của tôi là—đối với những người tìm kiếm, chấp nhận và cố gắng đạt được ngọn lửa đức tin khi đêm tối—thì bình minh của đức tin, đôi khi đến chậm, nhưng sẽ đến hoặc có thể trở lại. Ánh sáng sẽ đến khi chúng ta có ước muốn và tìm kiếm nó, khi chúng ta kiên nhẫn và tuân theo những lệnh truyền của Thượng Đế, khi chúng ta sẵn sàng đón nhận ân điển, sự chữa lành và các giao ước của Thượng Đế.

Khi chúng tôi bắt đầu vẽ, Anh Cả Scott khuyến khích: “Gerrit, dù chỉ qua một buổi học, anh sẽ vẽ điều gì đó mà anh sẽ muốn giữ lại và ghi nhớ.” Anh Cả Scott nói đúng. Tôi yêu quý bức tranh ngọn lửa trại bằng màu nước của chúng tôi mà Anh Cả Scott đã giúp tôi vẽ. Khả năng nghệ thuật của tôi vẫn có hạn, nhưng sự ghi nhớ về ngọn lửa của đức tin có thể cổ vũ chúng ta trong năm cách.

Thứ nhất, ngọn lửa của đức tin có thể cổ vũ chúng ta tìm niềm vui trong sự sáng tạo lành mạnh.

Có niềm vui trong việc tưởng tượng, học hỏi, làm những điều mới đáng giá. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta gia tăng đức tin và sự tin tưởng nơi Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta không thể yêu thương bản thân mình đủ để tự cứu mình. Nhưng Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta nhiều hơn và hiểu

chúng ta rõ hơn chúng ta yêu thương và hiểu bản thân mình. Chúng ta có thể tin cậy Chúa và không dựa vào sự hiểu biết của chính mình.9

Anh chị em có từng là người duy nhất không được mời đến tiệc sinh nhật của ai đó chưa?

Các anh chị em có từng là người cuối cùng được chọn, hoặc không được chọn, khi các đội đã được chọn không?

Anh chị em có từng chuẩn bị cho một bài thi ở trường, một cuộc phỏng vấn xin việc làm, một cơ hội mà mình thực sự muốn—và anh chị em cảm thấy mình thất bại chưa?

Anh chị em đã có cầu nguyện cho một mối quan hệ, vì bất kỳ lý do gì, nhưng nó không thành chưa?

Anh chị em đã từng đối mặt với căn bệnh mãn tính, bị người phối ngẫu bỏ rơi hay từng đau khổ vì gia đình chưa?

Đấng Cứu Rỗi của chúng ta biết những hoàn cảnh của chúng ta. Khi chúng ta thực hành quyền tự quyết được Thượng Đế ban cho và sử dụng tất cả năng lực của mình trong sự khiêm tốn và đức tin thì Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô, có thể giúp chúng ta đáp ứng với những thử thách và niềm vui của cuộc sống. Đức tin bao gồm ước muốn và lựa chọn để tin. Đức tin cũng đến từ việc tuân theo những lệnh truyền của Thượng Đế, được ban ra để ban phước cho chúng ta, khi chúng ta đi theo con đường giao ước của Ngài.

Đối với những người đã cảm thấy, hay đang cảm thấy không chắc chắn, cô đơn, thất vọng, tức giận, buông xuôi, thất bại hay bị lạnh nhạt từ Thượng Đế và Giáo Hội phục hồi của Ngài, thì có thể cần thêm nỗ lực và đức tin để bước vào con đường giao ước của Ngài một lần nữa. Nhưng việc đó rất đáng bõ công! Xin hãy đến, hay đến lần nữa, với Chúa Giê Su Ky Tô! Tình yêu thương của Thượng Đế còn mạnh hơn cả dây trói buộc của sự chết—cả thể xác lẫn linh hồn.10 Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta là vô hạn và vĩnh cửu. Mỗi người chúng ta đều lạc lối và thất bại. Trong một thời gian, chúng ta có thể lạc lối. Thượng Đế yêu thương chúng ta, bất kể chúng ta đang ở đâu

hay chúng ta đã làm gì, chúng ta luôn có thể trở về với Ngài. Ngài chờ đợi sẵn sàng đón nhận chúng ta.11

Thứ hai, ngọn lửa của đức tin có thể cổ vũ chúng ta để phục sự trong những cách thức mới, cao quý hơn và thánh thiện hơn được Thánh Linh soi dẫn.

Những sự phục sự như vậy mang đến các phép lạ và phước lành thuộc giao ước của Thượng Đế—nơi mà chúng ta cảm thấy tình yêu thương của Thượng Đế và tìm kiếm để phục sự người khác trong tinh thần đó.

Cách đây không lâu, Chị Gong và tôi vừa mới làm quen với một người cha và gia đình được phước bởi một người anh em nắm giữ chức tư tế trung tín, là người đã đến gặp vị giám trợ và hỏi liệu anh ấy (người anh em nắm giữ chức tư tế) có thể trở thành người bạn đồng hành giảng dạy tại gia với người cha. Người cha đã không tích cực và không hứng thú với việc giảng dạy tại gia. Nhưng tấm lòng của người cha đã thay đổi, anh ấy và người anh em thân yêu nắm giữ chức tư tế này bắt đầu thăm viếng những gia đình mà họ được chỉ định. Sau một cuộc thăm viếng như vậy, vợ của anh ấy—chị ấy không đi nhà thờ—hỏi chồng mình mọi việc như thế nào. Người cha thú thực: “Anh có thể đã cảm thấy một điều gì đó”—rồi anh ấy đi vào nhà bếp lấy bia.12

Nhưng kinh nghiệm này tiếp nối kinh nghiệm kia: những kinh nghiệm thuộc linh, việc phục sự, những tấm lòng thay đổi, lớp học chuẩn bị đi đền thờ, đi nhà thờ, gia đình được làm lễ gắn bó trong đền thờ thánh. Hãy tưởng

tượng việc con cái và cháu chắt sẽ biết ơn như thế nào về cha mẹ chúng và với người anh em phục sự đồng hành đến làm bạn và bạn đồng hành với người cha để phục sự và yêu thương những người khác.

Sự cổ vũ thứ ba từ ngọn lửa của đức tin: niềm vui và những phước lành của việc sáng tạo trong phúc âm có được khi chúng ta tìm cách để yêu mến Chúa và những người khác với tất cả tấm lòng và linh hồn của mình.

Thánh thư mời gọi chúng ta đặt tất cả những nỗ lực của mình lên bàn thờ của tình yêu thương và phục vụ. Trong Kinh Cựu Ước, sách Phục Truyền Luật Lệ Ký khuyên chúng ta “kính mến Giê Hô Va Đức Chúa Trời” với tất cả tấm lòng, tâm trí và sức mạnh của mình.13

Giô Suê khuyên bảo: “thương yêu Giê Hô Va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo đường lối Ngài, giữ các điều răn Ngài, trìu mến Ngài, và hết lòng hết ý phục sự Ngài.14

Trong Kinh Tân Ước, Đấng Cứu Rỗi phán hai lệnh truyền lớn nhất: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu người lân cận như mình.” 15

Trong Sách Mặc Môn: Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô, Vua Bên Gia Min đã lao nhọc “với tất cả sức lực của thể xác và tất cả năng lực

của tâm hồn mình” và thiết lập một nền hòa bình trong xứ.16 Trong Giáo Lý và Giao Ước, như mọi người truyền giáo đều biết, Chúa yêu cầu chúng ta phục vụ Ngài với tất cả “tấm lòng, tâm trí và sức mạnh của mình.” 17 Khi các Thánh Hữu đến Hạt Jackson, Chúa đã truyền lệnh cho họ giữ Ngày Sa Bát được thánh bằng cách yêu mến “Chúa Thượng Đế của các ngươi với tất cả tấm lòng, tất cả năng lực, tâm trí và sức mạnh; và các ngươi phải phục vụ Ngài trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô”.18

Chúng ta vui mừng trong lời mời gọi để dâng hiến trọn tấm lòng mình để tìm kiếm những cách thức cao quý hơn và thánh thiện hơn để yêu mến Thượng Đế và những người xung quanh, và để củng cố đức tin của chúng ta nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong lòng mình ở nhà lẫn ở nhà thờ.

Thứ tư, ngọn lửa của đức tin cỗ vũ chúng ta nên thiết lập những mẫu mực đều đặn về cuộc sống ngay chính mà làm gia tăng đức tin và phần thuộc linh.

Những thói quen thánh thiện, hành vi ngay chính hoặc những mẫu mực thành tâm này có thể gồm có lời cầu nguyện; học tập thánh thư; nhịn ăn; tưởng nhớ đến Đấng Cứu Rỗi và các giao ước của chúng ta qua Giáo Lễ Tiệc Thánh; chia sẻ những phước lành của phúc âm qua công việc truyền giáo, lịch sử gia đình và đền thờ và những sự phục vụ khác; giữ một quyển nhật ký cá nhân về những điều thuộc linh; và vân vân.

Khi những mẫu mực ngay chính và những khao khát thuộc linh liên kết với nhau, thì thời tại thế và thời vĩnh cửu đến cùng nhau. Ánh sáng và cuộc sống thuộc linh đến khi sự tuân thủ tôn giáo thường xuyên mang chúng ta đến gần Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Khi chúng ta yêu mến Thánh Linh và luật pháp, thì những điều vĩnh cửu có thể nhỏ xuống tấm lòng của chúng ta như những giọt sương từ thiên thượng.19 Với sự vâng lời hằng ngày và làm mới nước sự sống, chúng ta tìm kiếm những câu trả lời, đức tin và sự củng cố để đón nhận những thử thách

và cơ hội với sự kiên nhẫn, quan điểm và niềm vui của phúc âm.

Thứ năm, khi chúng ta giữ các mẫu mực quen thuộc tốt nhất trong khi tìm kiếm những cách mới và thánh thiện hơn để yêu mến Thượng Đế, cùng giúp đỡ bản thân và những người khác chuẩn bị để gặp Ngài, thì ngọn lửa của đức tin của chúng ta có thể cổ vũ chúng ta nhớ về sự hoàn hảo của Đấng Ky Tô, không phải sự hoàn hảo của chúng ta hay sự hoàn hảo theo tiêu chuẩn của thế gian.

Những lời mời gọi của Thượng Đế tràn đầy tình yêu thương và tính khả thi bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô là “đường đi, lẽ thật, và sự sống.” 20 Đối với những người cảm thấy nặng gánh, Ngài mời gọi: “hãy đến cùng ta,” và với những ai đến cùng Ngài, Ngài hứa: “ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.” 21 “Hãy đến cùng Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài, . . . yêu mến Thượng Đế với tất cả năng lực, tâm trí và sức mạnh, thì ân điển của Ngài sẽ đủ cho các người, để nhờ ân điển của Ngài mà các người sẽ có thể được toàn thiện trong Đấng Ky Tô.” 22

Trong sự tin chắc này “nhờ ân điển của Ngài mà các người sẽ có thể được toàn thiện trong Đấng Ky Tô” cũng có sự an ủi, bình an và lời hứa rằng chúng ta có thể tiếp tục bước tới với đức tin và sự tự tin nơi Chúa, thậm chí cả khi mọi điều không như chúng ta mong đợi, kỳ vọng hay có lẽ xứng đáng, mặc dù không phải lỗi của chúng ta, ngay cả sau khi chúng ta đã cố hết sức mình.

Trong những thời gian và cách thức khác nhau, tất cả chúng ta đều cảm thấy không đủ, không chắc chắn và có lẽ không xứng đáng. Nhưng qua những nỗ lực trung tín của chúng ta để yêu mến Thượng Đế và phục sự những người lân cận mình, thì chúng ta có thể cảm thấy tình yêu thương của Thượng Đế và sự soi dẫn cần thiết cho cuộc sống của họ và của chúng ta theo những cách thức mới và thánh thiện hơn.

Với lòng trắc ẩn, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta khuyến khích và hứa rằng chúng ta có thể “tiến tới với một sự trì chí trong Đấng Ky Tô, với một niềm hy vọng hết sức sáng lạn, và với tình yêu thương Thượng Đế và mọi người.” 23

của giao ước báp têm của chúng: mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô.

Từ lúc ban đầu, Thượng Đế đã tuyên bố về tầm quan trọng của danh của Chúa Giê Su Ky Tô trong kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta. Một thiên sứ đã giảng dạy cho tổ phụ A Đam của chúng ta: “Ngươi phải làm tất cả mọi điều mà ngươi làm trong danh của Vị Nam Tử, và ngươi phải hối cải cùng cầu gọi Thượng Đế trong danh của Vị Nam Tử mãi mãi.” 1

Vua Bên Gia Min, một vị tiên tri trong Sách Mặc Môn, đã giảng dạy

Bài của Anh Cả Paul B. Pieper

Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi

Cách đây một vài tuần, tôi đã tham dự lễ báp têm của một vài trẻ em tám tuổi. Chúng bắt đầu học phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô từ cha mẹ và các giảng viên của chúng. Hạt giống đức tin của chúng nơi Ngài đã bắt đầu nảy nở. Và bây giờ chúng muốn theo Ngài vào nước báp têm để trở thành tín hữu của Giáo Hội phục hồi của Ngài. Khi tôi trông thấy niềm mong đợi và háo hức của chúng, tôi đã tự hỏi liệu chúng hiểu bao nhiêu về một trong những khía cạnh quan trọng

Một phần của tài liệu 2018-11-0000-liahona-vie (Trang 42 - 45)