Ta sanh ra cõi đời, không ai tránh nổi Tứ khổ. Ta tu theo giáo lý Phật đà có thoát khỏi Tứ khổ chăng? Nói chung ai cũng bị sinh, lão, bệnh, tử... Ải này nhất định phải đi qua, không báo trước già hay trẻ, cũng không hẹn giờ tối hay sáng? Hãy bình tĩnh, đi vào thế giới tâm linh từng giây, từng phút. Ta luôn luôn mật niệm, tự hỏi mình, làm sao thoát khỏi tứ khổ khi còn mang xác thân phàm phu? Ta phải luyện tâm như thế nào để khỏi bị rơi vào Tứ khổ? Không bị Tứ khổ kéo lôi?
Bài toán khó nan giải! Nhưng những người con Phật, nhận biết vô thường biến đổi từng sát na. Thân không bền chắc, trẻ hay già là việc của thời gian. Còn bệnh, tử là định luật. Họ tập sống lạc quan, không bị Tứ khổ ức chế, bệnh hay già, không cho là nỗi thống khổ. Còn chết là chuyến lữ hành du lịch đường xa? Hay là chiếc áo cũ, sẽ được thay áo mới!
Họ tự tại với qui luật thiên nhiên. Họ cũng không e ngại, Tứ khổ là bài toán khó giải. Họ cũng chẳng đòi làm Phật, không ham làm Tiên. Họ chỉ biết đem trái tim chân thành thương yêu đồng loại. Họ vẫn là người bằng xương, bằng thịt. Thế mà là điểm tựa tinh thần cho những ai đang chơi vơi trong biển nghiệp.
Ngược lại, những người sống xa rời nội tâm, bỏ quên đứa con trí huệ của mình, ý niệm lạc quan, về thân, về sắc... Khi họ thấy tóc xanh biến thành tóc bạc, họ nuối tiếc thuở xuân xanh, muốn kéo lại thời gian, sợ dung nhan tàn phai... Họ luôn dưỡng thân tráng kiệt và khi tuổi già, bệnh tật kéo đến với trăm mối lo toan, họ sợ hãi kinh hoàng trước cái chết. Những vị ấy đang bị kẹt trong Tứ khổ, chưa có lối ra, không có nẻo thoát. Họ bị Tứ khổ bao vây, hơi tàn sức kiệt trong cơn khủng hoảng. Lời Phật dạy:
“Gẩm cái thành, sánh cái thân,
Xây bằng máu thịt, dựng bằng xương gân. Thế gian, chất chứa chán chường
Nào già, nào chết, náu nương chốn này Xe dầu trang sức còn hư hoại
Thân có trao tria cũng yếu già Trừ pháp thanh cao, hàng Tứ chúng Không già, không hoại độ hằng sa Kém nghe, kém học, kém hành
Thân phàm dù lớn tuệ lành không tăng”.
Nepal, ngày 11 tháng 05 DL (Ngày 09 tháng 04 ÂL năm 2011)