ĐỪNG ĐÁNH TRẺ CON

Một phần của tài liệu 5489-nhu-the-nao-la-giai-thoat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 37 - 38)

Đừng đánh những đứa trẻ thông minh, cũng không nên cưng chiều quá, hãy tìm cách giáo dục theo tâm lý, theo tình huống. Dù bé vài tháng tuổi cũng không nên nhiếc mắng nó. Quí vị không nên dùng nước mắt trẻ thơ mua những trận cười vui của quí vị. Khi còn trong bào thai, thai nhi đã biết thọ cảm buồn vui... Bé vài tháng tuổi càng tinh tế hơn. Rất tội nghiệp cho những bé có cha mẹ bận rộn sinh kế gia đình, không quan tâm về phương pháp dạy trẻ, có gì phật ý đánh xối xả vào người bé; trẻ bất khả kháng với những trận đòn chí tử, mà người lớn trút giận lên người nó...

Nhìn cảnh ấy, tôi quá đau lòng, xót dạ! Phải chi tôi có quyền lệnh tối cao cấm đánh trẻ con. Tôi cũng không đồng tình về Luật của Mỹ: Cha mẹ đánh con bị vào tù! Về phong tục của các nước văn minh Âu- Mỹ, tôi hoan nghênh họ thương trẻ thơ. Tập tục của họ khi con 18 tuổi, họ không còn trách nhiệm bảo quản con. Họ có cách hay của họ, họ bảo vệ trẻ thơ rất hạnh phúc và khi lớn lên, vì quá tự do, nên không cần định hướng, hạnh phúc lứa đôi không có điểm tựa, thích thì sống chung, còn không thích thì chia tay. Họ có lối sống như thế, tâm linh quay cuồng! Rồi có người bế tắc mượn những liều thuốc độc, gọi là thần dược kết liễu cuộc đời.

Số người Việt Nam sống ở hải ngoại có phần trái ngược nhau về tâm lý Âu Tây. Tuy thế môi trường giáo dục con em, phải tùy thuộc vào phong tục của họ. Những trẻ em chừng 14 hay 15 tuổi, đứa nào còn dòng máu Việt Nam hơi mạnh, có sự quan tâm chặt chẽ của cha mẹ, trẻ ấy muốn đi đâu, làm gì còn hỏi cha mẹ, còn như gái hay trai ảnh hưởng ngoại lai nhiều, tự do đi trễ về sớm, có khi đi cả tuần, cả tháng, quên cả lối về, cha mẹ cũng đành bó tay thôi. Trường hợp này cha mẹ Việt Nam ở xứ ngoại gặp cảnh chua xót không ít.

Một phần của tài liệu 5489-nhu-the-nao-la-giai-thoat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 37 - 38)