KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ EM

Một phần của tài liệu 5489-nhu-the-nao-la-giai-thoat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 47 - 49)

Qua kinh nghiệm giáo dục trẻ em, từ cô nhi viện đến dạy học nhà trường, năm 1972, 1973, tôi dạy học tại trường Trí Nhân ở Gia Định. Nhà trường có nội trú lẫn bán trú, vì là trường tư nên thành phần con nhà khá giả học rất nhiều. Những đứa trẻ này ham chơi không chịu học, khó dạy vô cùng. Tôi nghĩ ra một cách: Tuần nào cũng cho thi, tôi xuất tiền ra mua búp bê, vòng đeo tay, tu huýt, lũ trẻ đua nhau về học bài. Lớp tôi gần 30 trẻ chia nhau lãnh thưởng, tuy có đứa quá kém cũng cho nó tu huýt nhỏ để khích lệ tinh thần bé.

Tôi áp dụng cách của nhà học giả Ấn Độ, cho tất cả thí sinh cùng thi, thi xong trò nào ông cũng chấm hạng nhất. Số học viên làm bài thi có hay dở thế nào cũng đều là hạng nhất. Học giả đáp: “Khi các con thi, tất cả các con đều làm bài hết sức mình, nên thầy khen là hạng nhất cả, sự chấm thi của thầy như trận mưa thấm nhuần, mỗi cây đều sống theo tánh tướng của nó.”

Tôi áp dụng tâm lý này vào ngành giáo dục thật là hữu hiệu. Nhà trường học sinh càng đông, nổi tiếng dạy giỏi, con em họ về nhà siêng làm bài, học bài và được lãnh thưởng. Lại có một việc nhà trường khó giải quyết, cậu học trò lớp 3 ăn cắp cây viết của bạn, cô giáo bạt tai bé, răng cháu bị chảy máu, gia đình bé có thân nhân làm quốc hội, thân thế sang trọng, cả nhà kéo đến trường làm khó đòi đem cô giáo ra. Cô giáo sợ quá chạy trốn.

Nhất là ngoại và mẹ cậu bé mặt mày tái xanh, nếu cô giáo ra chắc chắn sẽ bị bè hội đồng. Tôi và Giáo sư Hồng hết lời phân giải, hứa mời hiệu trưởng mở phiên họp xử lý. Chị hiệu trưởng là bạn thân của tôi, chị vừa đẹp người, đẹp nết, ăn nói lịch sự tế nhị, giải quyết việc ấy cũng không đi vào vấn đề vì không dám để cô giáo ra mặt khi gia đình quá khích.

Bạn tôi trong lòng ngổn ngang trăm mối! Hội ý cùng tôi nên gỡ rối bằng phương pháp nào? Cả đêm khó ngủ, tôi tìm ra phương cách: Nhắn cháu bé đến trường. Gia đình vị tình tôi cho cô giúp việc đem cháu bé đến, đầu tiên tôi đến gần cháu, vuốt đầu hỏi: “Con có thương cô giáo chăng?”. Cháu đáp: “Dạ có” và tôi bảo cháu há miệng xem răng đau chỗ nào, nhận thấy răng cháu lung lay vài cái vì đang trong tuổi thay răng.

Tôi lấy bánh cho cháu ăn và nói: “Cô giáo biết con ngoan lắm, con không có ăn cắp cây viết của bạn, con chỉ lượm thôi phải không con? Tại cô giáo Loan đánh con nên con giận không đưa ra phải không?”. Cháu đáp: “Dạ”, tôi mừng rỡ vô cùng vì sự việc sắp được phô bày. Tôi nói tiếp: Cô Loan nói với cô chỉ đánh con nhẹ thôi, tại răng con sắp thay chảy máu phải không? Bé đáp: Răng con bị đau. Tôi tiếp: Cây viết hiện giờ con cất ở đâu? Đưa ra cho cô xem, cô sẽ cho con cây viết mới đẹp hơn?

Bé nín thinh, tôi sợ nó đổi ý lấy viết tặng bé và nói: “Con đừng sợ cô giáo sẽ bênh con, khi nào có phiên họp cô hỏi: Con đem cây viết ra nhé, con hãy nói rằng con lượm chứ không phải ăn cắp trước mặt mọi người.” Tôi dặn cô giúp việc: “Cô đã nghe sự việc về đừng nói với gia đình, chỉ đứng xa xa nghe không rõ thôi, nếu cô nói không khéo cháu bị đòn là khó cho cô đấy”.

Bắt đầu phiên họp có đủ mặt: Hiệu trưởng, gia đình cháu bé, cô giáo Loan v.v... Khi gia đình cháu bé gặp cô giáo Loan với những ánh mắt như tia lửa, đôi bên đối chất có phần căng thẳng, tới phiên tôi hỏi

cháu bé và luôn biện hộ cháu là học sinh ngoan không ăn cắp viết mà chỉ lượm thôi. Cô giáo vô tình không hỏi kỹ nên đánh nó, nên nó giận giấu viết không đưa và bé rất ngoan, những lời dạy của tôi nó nói y như vậy. Gia đình ngạc nhiên hả cơn giận, cũng không biết nó lấy cắp viết; riêng cô giáo Loan, trách nhiệm cô giáo, nóng tính đánh học sinh cô nhận lỗi, mọi chuyện được giải quyết ôn hòa.

Có câu: “Nghi nhân nan” làm người rất khó tôi biết rõ cậu bé ăn cắp cây viết của bạn! Lại cô Loan nổi nóng đánh con người ta, sự việc tuy không lớn nhưng dễ đi vào rắc rối, người ta đưa đơn thưa báo chí sẽ làm rùm beng, nhà trường mất uy tín, đối với ngành giáo dục đâu phải chuyện thường. Tôi nhờ có học chút xử thế, cẩn thận giải quyết sự việc làm sao cho đôi bên không đi vào xung đột, rồi từ từ hóa giải, tránh làm đau đầu nhức óc.

Một phần của tài liệu 5489-nhu-the-nao-la-giai-thoat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 47 - 49)