CỨU VẬT MANG ƠN, CỨU NHÂN TRẢ OÁN

Một phần của tài liệu 5489-nhu-the-nao-la-giai-thoat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 66 - 68)

OÁN

Chuyện xảy ra tại Ấn Độ vào năm 2007. Tôi cùng chư Phật tử qua Ấn Độ dự lễ ở Việt Nam Phật Quốc Tự. Trong đoàn có cả thầy Minh Độ. Vào buổi sáng, tôi nghe điện thoại của nhân viên xe lửa Ấn hỏi: “Có phải chùa Việt Nam chăng?”. Có người cần gặp và tiếp theo giọng phụ nữ: Xin Ni sư giúp em, em đi cùng phái đoàn bị lạc, xin ra xe lửa rước giùm.

Lúc ấy tôi hội kiến cùng thầy Minh Độ, thầy nói người lạ chưa biết ra sao, phải thỉnh ý thầy Huyền Diệu. Và thầy Độ liên lạc không được vì Thầy Huyền Diệu đang dạy học phương xa biết đâu mà tìm, ở Ấn bị lạc khổ lắm, phương tiện xe cộ rất khó và chính tôi ra ga xe lửa rước quí cô, cho người dọn phòng quí cô ở, ăn uống tự do vui vẻ.

Mấy cô ở gần nửa tháng, tôi lại sắp về Việt Nam, có cô đưa ý kiến: “Xin phép Ni sư em định mướn nhà gần cội Bồ đề ở tiện hơn, vì ở đây xa quá, mỗi lần đi về bằng xích lô, em không biết tiếng Anh, mấy ông xích lô cự cãi về tiền bạc hoài.” Tôi chấp thuận ý kiến trên và tặng quí cô chút ít đồ cần dùng.

Vài hôm sau, thầy TH (xin giấu tên) cùng phái đoàn bên Mỹ qua, viếng tháp Đại giác tại cội Bồ đề. Thầy TH đến tại chùa tìm thầy Huyền Diệu không gặp, nên nói với thầy Độ tỏ ý trách móc: “Sao ông Huyền Diệu mời rước mấy cô ở Việt Nam qua đây, rồi bỏ người ta bơ vơ giữa chừng, không có chỗ ở, không tiền bạc, thấy mấy cô khóc, Phật tử động lòng hùn tiền cho, tôi cũng có cho 500 rubi”.

Thầy Độ nghe qua, mời tôi ra và nói: “Chuyện này thầy tôi chẳng hay biết gì cả, cũng không hề có giấy mời nào rước, người là do Ni sư Giác Liên chủ động, đem hai cô về đối đãi tử tế vì Ni sư sắp về Việt Nam, hai cô tự thấy ở đây ra về bất tiện đường xa, nên ra ngoài ở, nào có ai xua đuổi đâu, tại sao dựng chuyên phao tin”! Cũng có bà Phật tử, cùng ở chung với tôi, bà biết rõ sự việc đầu đuôi nên thanh minh: “Mấy bữa nay con ra cội Bồ đề, thấy khách du lịch thường cho tiền mấy cô nào ngờ mấy cô muốn xin tiền, dựng chuyện động trời! Làm chạm danh dự thầy Huyền Diệu, con nhất định ra gặp mặt mấy cô”.

Tôi quá ngao ngán thói đời đen bạc và cản bà không nên làm lớn chuyện. Cũng tại tôi thày lay, nên bị kẹt vào cuộc! Vô tình bị người lạm dụng gây tiếng oan cho Thầy. Người xưa nói không sai “cứu vật trả ơn, cứu nhân trả oán”. Tôi tự xét có lỗi cùng Thầy, giúp người mà không nhận thức về thành phần mới có chuyện thị phi điên đảo!

Có lẽ đây là sự tính toán của họ từ trước. Họ quyết nhắm vào Thầy, nên tạo cơ hội đến chùa trong khi Thầy đi vắng. Tiền kiếp họ và Thầy có oan trái chi chăng? Kiếp này họ chẳng buông tha? Sao họ không tự nghĩ, tuy tôi chứa họ, những ăn cơm, uống nước, hưởng mọi tiện nghi trong thời gian ngắn đều là vật chất của Thầy, uống nước phải nhớ ơn bà quán, nỡ nào khi ra đi định đập quán, nhưng đối với Thầy cây ngay nào sợ gió dữ.

Như mặt nước sông Hằng, người Ấn tôn sùng gọi là dòng sông thiêng liêng, nước có lúc trong, lúc đục, những xác chết thiêu thành tro, thảy vào dòng sông đôi khi có những xác trôi lềnh bềnh trên mặt

nước, lạ một điều là trong nước không bị ô nhiễm. Các nhà khoa học đã nhiều lần thí nghiệm, đã khử trùng bằng phương pháp tối tân với máy lọc nước tinh vi nhưng trong nước không hề bị nhiễm khuẩn dù bao nhiêu tử thi, bao nhiêu tro cốt, bao nhiêu chất dơ mãi đổ vào sông Hằng, những vi trùng hay vi khuẩn đều băng hoại.

Dòng sông Hằng, nước sông Hằng có cách bài tiết lạ lùng làm cho những nhà khoa học ngạc nhiên. Thế giới đều phải công nhận sự kỳ bí của nguồn nước. Đối với Thầy Huyền Diệu, những thị phi, oan trái Thầy xem như ngọn gió thổi qua hay đám tro tàn nguội lạnh, đã dìm sâu vào đáy nước. Riêng tôi trên năm mươi năm tu học thế mà còn phải học thêm bài học: Thế thái nhân tâm của thói đời lắm chuyện quái gở, than ôi! Thế kỷ XXI, con người sẽ đi đâu? Và về đâu?

Một phần của tài liệu 5489-nhu-the-nao-la-giai-thoat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)