Quy trình nghiệp vụ hồn chính, thủ tục đơn giản, khả năng đáp ứng vốn cho các đối tượng thụ hưởng nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời và hiệu quả. Vì đối tượng vay vốn là hộ nghèo và các đối tượng chính sách ít có cơ hội tiếp cận thơng tin, dễ bị tổn thương, bên cạnh đó là các món vay nhỏ lẻ nên NHCSXH cần đơn giản hóa thủ tục hồ sơ sao cho các đối tượng vay vốn dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc cho vay, đảm bảo toàn quốc. Việc giải ngân phải nhanh gọn, chính xác, kịp thời và thuận tiện cho người nghèo, các đối tượng chính sách, tạo dựng được lòng tin, sự hài lòng của khách hàng vay vốn và nâng cao uy tín của ngân hàng.
1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Phát triển và phát triển bền vững là mục tiêu chung của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và thậm chí là mỗi cá nhân, gia đình,…Ngân hàng chính sách xã hội là một loại hình tổ chức tín dụng, hình thành trong nền kinh tế thị trường, tồn tại song song với các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác cũng khơng nằm ngồi mục tiêu đó. Vậy
nội dung phát triển dịch vụ cho vay của NHCSXH đó là: Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1.3.1. Phát triển về quy mô
a. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược phát triển NHCSXH
Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012. Đây là căn cứ quan trọng, là định hướng chung cho tồn hệ thống NHCSXH. Theo đó, các chi nhánh NHCSXH cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược tại đơn vị như sau:
-100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.
- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. - Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ.
- Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. - Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.
- Hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
- Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm sốt và phân tích, cảnh báo rủi ro.
- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
- Cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược của ngành, trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, 10 năm và hàng năm, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng, xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển NHCSXH tại địa phương, báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT tỉnh, thành phố, thông qua Ban đại diện tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2025.
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển NHCSXH, trên cơ sở bám sát mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể đã được đưa ra trong chiến lược, các chi nhánh cần quan tâm hàng đầu là định hướng phát triển tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại đơn vị.
b. Điều hành tốt nghiệp vụ tín dụng
Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của Tổng Giám đốc, chấp hành định mức Quỹ an toàn chi trả, nâng cao hệ số sử dụng vốn, phân bổ chỉ tiêu vốn, đôn đốc các đơn vị cơ sở giải ngân vốn nhanh chóng, kịp thời, khơng để tồn đọng, gây lãng phí.
Tập trung làm tốt việc quản lý tín dụng tại địa bàn xã, tham mưu cho UBND xã phân giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách từng chương trình đến cấp thơn, ấp để UBND xã phê duyệt.
Tích cực huy động nguồn vốn từ cộng đồng dân cư, Tổ viên TK&VV cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo lập nguồn vốn cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tham mưu cho Hội đồng nhân dân, UBND các cấp dành phần vốn ủy thác từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, chuyển cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
1.3.2. Phát triển về chất lượng