KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 101 - 103)

- Các sản phẩm cho vay hỗ trợ chính sách xã hội (cho vay phi SXKD)

KẾT LUẬN CHUNG

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác qua NHCSXH là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo. Vì đây là một loại tín dụng mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với người vay về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn… Phát triển dịch vụ cho vay của NHCSXH chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tượng vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của NHCSXH.

Thời gian qua, Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành đã tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách với nhiều chương trình cho vay khác nhau và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hoạt động của NHCSXH đã góp phần khẳng định nguồn vốn tín dụng chính sách là giải pháp khơng thể thiếu trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ở các địa phương cịn nhiều khó khăn.

Tuy cơng tác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của PGD NHCSXH huyện Nghĩa Hành đã đạt được hiệu quả nhất định nhưng vẫn còn những tồn tại cơ bản cần phải được khắc phục, hoàn thiện và phát triển dịch vụ cho vay và là nhiệm vụ rất cấp bách đang đặt ra.

Đề tài luận văn “Phát triển dịch vụ cho vay tại Phòng giao dịch Ngân

hàng chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”, đã hoàn

thành những mục tiêu nghiên cứu đề ra và có những đóng góp sau:

hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của ngân hàng chính sách xã hội.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ưu đãi tại

Phịng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Hành giai đoạn 2017 – 2019, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân và rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Thứ 3, trên cơ sở mục tiêu hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH

huyện Nghĩa Hành; luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ cho vay của NHCSXH trên địa bàn huyện Nghĩa Hành trong thời gian tới.

1. Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg, ngày 25/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo chương trình giảm nghèo.

2. Nguyễn Thị Thanh Mai (2012), “ Chính sách xóa đói giảm nghèo và an

sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán 12 (24).

3. Trần Thùy Linh (2015), “ Triển khai tín dụng chính sách tại một số quốc

gia Châu Á và thực tiễn tại Việt Nam” , Tạp chí tài chính số 2 (2).

4. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh huyện Nghĩa Hành (2017), Báo cáo

sơ kết, tổng kết năm 2017, Quảng Ngãi.

5. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh huyện Nghĩa Hành (2018), Báo cáo

sơ kết, tổng kết năm 2018, Quảng Ngãi.

6. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh huyện Nghĩa Hành (2019), Báo cáo

sơ kết, tổng kết năm 2019, Quảng Ngãi.

7. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2018), Cẩm nang tín dụng của

NHCSXH, Hà Nội.

8. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Website http://vbsp.vn.

9. Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2010 – 2015.

10. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 05/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. 11. Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 101 - 103)