Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự báo rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 95 - 96)

- Các sản phẩm cho vay hỗ trợ chính sách xã hội (cho vay phi SXKD)

d. Đối với sự phát triển của đất nước

3.2.3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự báo rủi ro

Xuất phát từ đối tượng phục vụ đặc thù của NHCSXH là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác mà NHCSXH phải đối mặt với nguy cơ về nợ xấu, rủi ro tín dụng.Vì vậy, cơng tác kiểm tra, kiểm soát là một khâu rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng cho vay; đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng là việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát.

Để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro PGD NHCSXH huyện Nghĩa Hành cần tiếp tục hoàn thiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt theo hướng:

Thứ nhất: Bên cạnh quy định hiện nay, Họp Ban đại diện HĐQT đầy

đủ, đúng định kỳ, cần quy trách nhiệm đối với từng thành viên trong công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT huyện theo từng thành viên trong công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT huyện theo địa bàn và lĩnh vực phụ trách, đảm bảo hoàn thành đúng chức trách nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị NHCSXH ban hành.

+ Kiểm tra trước khi cho vay: Để hoạt động cho vay đạt kết quả tốt thì phải kiểm tra đối tượng cho vay có đúng theo quy định của Nhà nước, mục đích sử dụng vốn vay.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra quá trình rút vốn vay, chuyển tiền thanh tốn của khách hàng có phù hợp với mục đích vay hay khơng, có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ hay không.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi phát vốn vay ngân hàng tiến hàng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vat. Hội đồn thể làm ủy thác, Tổ TK&VV thực hiện kiểm tra 100% các món vay mới trong 30 ngày kể từ ngày giải ngân và kiểm tra đột xuất.

Thứ hai: NHCSXH huyện Nghĩa Hành cần phải duy trì thường xuyên

việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động của các bộ phận làm cơng tác tín dụng để kịp thời phát hiện các sai sót, sai phạm trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục kịp thời nhằm củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.

Thứ ba: Tăng cường công tác tự kiểm tra tại NHCSXH huyện Nghĩa

Hành bằng hình thức kiểm tra chéo giữa các bộ phận, giữa các cán bộ.

Thứ tư: Ngân hàng cần phân loại nợ đúng thực trạng, trích đủ dự phịng

rủi ro và xử lý rủi ro kịp thời theo đúng chế độ quy định.

Thứ năm: Hạn chế nợ xấu bằng cách làm tốt cơng tác kiểm sốt nợ và

kiểm soát đối tượng vay vốn; thường xuyên chú trọng chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay, đồng thời hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tiếp tục giám sát và xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 95 - 96)