Định hướng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành đến năm 2025:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 86 - 89)

- Các sản phẩm cho vay hỗ trợ chính sách xã hội (cho vay phi SXKD)

c. Định hướng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành đến năm 2025:

xã hội huyện Nghĩa Hành đến năm 2025:

- Huy động tối đa nguồn vốn từ Trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác, đặc biệt coi trọng việc thu hồi nợ để tái đầu tư quay vòng vốn nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu vốn của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Nâng cao năng lực quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong việc kiểm sốt, nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục củng cố, hồn thiện mạng lưới tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH, đảm bảo vừa tinh gọn về tổ chức bộ này nhưng hoạt động có hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí, đảm bảo 100% vốn tín dụng chính sách đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tất cả các hộ nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện đều được vay vốn, hỗ trợ và tư vấn cách thức sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả để thoát nghèo một cách bền vững.

- Từng bước phấn đấu nâng mức cho vay và thời gian cho vay, đáp ứng nhu cầu SXKD; tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo thu hồi đủ gốc, lãi để ngày càng có nhiều hộ nghèo được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Phấn đấu đạt mức tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm dưới 0,1% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ thu lãi đạt từ 99% lãi phải thu trở lên tính trên dư nợ bình qn.

- Chuyển mạnh hoạt động tín dụng chính sách sang đầu tư lồng ghép với các dự án chương trình của tỉnh, huyện và các ngành trên địa bàn.

- Tuyên truyền, vận động hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại các tổ TK&VV tích lũy, gửi tiết kiệm vào NHCSXH để tăng nguồn vốn hoạt động

cũng như tạo thói quen chi tiêu tiết kiệm tăng tích lũy vật chất cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ cho các đối tượng chính sách. Kiên trì, kiên quyết thiết lập kỷ cương nhằm duy trì và khơng ngừng nâng cao chất lượng giao dịch tại 12 điểm giao dịch xã.

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới phục vụ các hoạt động nghiệp vụ tại điểm giao dịch xã. Hiện đã đưa hoạt động nghiệp vụ tại điểm giao dịch xã đạt chuẩn như giao dịch tại trụ sở NHCSXH; đây là bước tiến lớn, thể hiện chất lượng phục vụ của NHCSXH đối với người dân ngày một hoàn thiện, nâng cao theo hướng hiện đại.

3.1.3. Sự cần thiết phát triển dịch vụ cho vay của Phịng giao dịchNgân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành đến năm 2025 Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành đến năm 2025

Phát triển dịch vụ cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất lớn kể cả về kinh tế và xã hội. Đó là:

- Cung cấp vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách từ đó góp phần tạo việc làm, nâng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo cơ hội vượt qua ngưỡng nghèo đối với hộ nghèo, giúp cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách phát triển ngành nghề, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương án sản xuất phù hợp, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất… Đồng thời, qua đó góp phần khơi phục các ngành nghề truyền thống, ở những vùng khó khăn khai thác tiềm năng nội lực, tạo ra của cải cho chính người nghèo và cho xã hội.

- Cung cấp vốn cho người nghèo, các đối tượng chính sách cải thiện được tình trạng tài chính ở khu vực nơng thơn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, hạn chế việc cho vay nặng lãi cầm cố ruộng đất hoặc bán sản phẩm non đối với hộ nghèo.

- Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

- Thông qua hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tạo cầu nối và điều kiện để phát huy vai trị của các đồn thể nhằm xã hội hóa hoạt động tín dụng ngân hàng. Huy động sức lực, trí tuệ của các cấp, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương cùng tham gia vào việc giúp đỡ hộ nghèo, các đối tượng chính sách tiếp cận đồng vốn của Chính phủ một cách nhanh nhất.

- Những khoản vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách được đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm sẽ góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội.

Qua 17 năm thực hiện nhiệm vụ của NHCSXH, có thể thấy rằng chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tượng vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển bền vững của NHCSXH.

Chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi, nợ bị chiếm dụng, vịng quay vốn tín dụng, hệ số sử dụng vốn, kết quả xếp loại chất lượng hoạt động tổ TK&VV và các chỉ tiêu định tính như: cho vay vốn đúng đối tượng thụ hưởng, uy tín của ngân hàng, mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Cũng từ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của phòng giao dịch kể từ khi thành lập và phân tích trong giai đoạn 3 năm 2017-2019 ở trên, vì vậy, phát triển dịch vụ cho vay ưu đãi của Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành đến năm 2025 là hết sức cần thiết bởi nó khơng những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà cịn đem lại lợi ích thiết thực cho

khách hàng, cơng tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 86 - 89)