ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 1939_003718 (Trang 63 - 70)

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

2.3.1. Điểm mạnh

Với thực trạng và phân tích thực trạng được đưa ra ở phần 2.1 ta có thể thấy điểm mạnh của công tác huy động vốn của Ngân hàng thể hiện ở các điểm sau:

Quy mô khách hàng có bước phát triển tốt qua các năm đã tạo lập được một nền khách hàng vững chắc là những khách hàng quan trọng và thân thiết và một lượng lớn khách hàng tiềm năng để tăng trưởng nguồn vốn huy động trong tương lai. Đã tạo lập được uy tín thương hiệu Agribank và gây dựng được lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng.

Thứ hai: Chính sách lãi suất

Ngân hàng đã vận dụng, kết hợp linh hoạt các chính sách lãi suất, các hình thức huy động để thu hút tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế, nhất là tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Thứ ba: Chất lượng dịch vụ

Ngân hàng cũng đã tận dụng cơ hội để tăng cường phát triển quan hệ hợp tác với các tập đoàn là định chế tài chính lớn như: BHXH VN, Kho bạc nhà nước tỉnh Đồng Tháp, các khách hàng truyền thống, có giao dịch lâu dài với Ngân hàng. Tích cực tìm kiếm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng để họ mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng. Thực hiện chính sách một cách phù hợp nhất là với các khách hàng lớn.

Thứ tư: Chính sách phục vụ, quảng cáo

Ngân hàng đã xây dựng được hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng. Với một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tâm đã luôn làm hài lòng các khách hàng đến giao dịch. Qua đó đã giữ vững được uy tín của mình cũng như thương hiệu gắn kết của Agribank Việt Nam.

Ngoài ra, Ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt động marketing, quảng cáo qua tờ rơi, báo chí ... để quảng bá về các dịch vụ sản phẩm của Ngân hàng mình, các chương trình lấy ý kiến khách hàng để hoàn thiện công tác phục vụ cũng được Ngân hàng tiến hành thường xuyên ...

Có thể nói, những thành tựu mà Chi nhánh đạt được trong thời gian qua rất đáng khích lệ. Đó là sự cố gắng, là nỗ lực của toàn bộ các thành viên trong Ngân hàng nói chung và các phòng giao dịch và kho quỹ của Ngân hàng nói riêng. Những thành tựu đó, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín,

vị thế của Agribank trên thương trường và tạo dựng hình ảnh thân thiện hiện đại trong lòng khách hàng.

Tuy vậy, bên cạnh những thành công, cũng vẫn còn những hạn chế mà Ngân hàng cần khắc phục để đạt được kết quả tốt hơn nữa.

2.3.2. Điểm yếu

Những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được trong hoạt động huy động vốn giai đoạn 2017 - 2019 là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài điểm yếu trong hoạt động này như:

Thứ nhất: Vốn huy đông chưa tương xứng với tiềm năng của Agribank Đồng Tháp.

Quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư còn chưa tương xứng với quy mô hoạt động và thị phần có sức ép suy giảm, nền vốn chưa thực sự vững chắc. Đến 31/12/2019, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư so với tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt dưới 51,6%, trong đó hầu hết là nguồn ngắn hạn dưới 12 tháng (chiếm tỷ trọng đến trên 95%). Dư nguồn vốn huy động bình quân đầu người chỉ đạt 17 tỷ đồng/cán bộ, nhân viên.

Thứ hai: Chi phí huy đông vốn cao

Chi phí huy động vốn cao cùng với quy định về trần lãi suất cho vay và đầu tư của NHNN, lạm phát luôn ở mức cao, thị trường các yếu tố luôn biến động, bất ổn định và chịu nhiều tác động của thị trường thế giới khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ... dẫn đến hiệu quả huy động vốn bị ảnh hưởng rất đáng kể.

Thứ ba: Cơ cấu vốn chưa hợp lý

Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn có thời hạn chiếm tỷ trọng không cao, tuy hàng năm đều tăng, nhưng tỷ lệ tăng chưa cao. Trong khi đó, nhu cầu vốn cho đầu tư và cho vay chủ yếu là vốn trung và dài hạn. Như vậy, cần phải có biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Mặt khác hiện nay nguồn vốn nếu xét về loại tiền huy động thì chủ yếu là VNĐ, cần phải đa dạng các loại tiền huy động để đáp ứng nhu cầu vay đa dạng của khách hàng..

Thứ tư: Thị phần của Ngân hàng còn eo hẹp, địa bàn chưa mở rộng

nguy cơ ngày càng mất khách. Chưa thu hút được nhiều khách hàng mới ở các khu vực và địa bàn lân cận. Các khách hàng cũ, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có nguy cơ chuyển sang Ngân hàng khác, không những do các dịch vụ mới chưa được đáp ứng, mà còn do các Ngân hàng khác trả lãi huy động cao hơn. Hoặc các khách hàng lớn như các Tổng công ty, các Tập đoàn tự thành lập tổ chức tài chính riêng phục vụ cho nhu cầu của cơ quan mình.

Thứ năm: Agribank đã đa dạng hóa các hình thức huy động còn mang tính đơn điêu

Agribank đã có những bước phát triển tốt về việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn, nhiều hình thức tiết kiệm đã thu hút số đông khách hàng hưởng ứng. Tuy nhiên đa phần các sản phẩm mới triển khai vẫn mang tiện ích và phương thức sử dụng giống sản phẩm cũ chỉ khác mỗi tên gọi, vẫn chưa có nhiều sản phẩm thực sự phù hợp, nhiều tiện ích nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, sản phẩm chủ đạo vẫn là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau.

Thứ sáu: Công tác tuyên truyền quảng bá thương hiêu của của Agribank còn hạn chế, chưa hiệu quả cả về hình thức, nội dung.

Tóm lại, trong giai đoạn vừa qua, hiệu quả huy động vốn tại Agribank Đồng Tháp đã đạt được những kết quả tương đối tốt nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều này do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Việc phân tích các nguyên nhân này có vai trò quan trọng để Agribank Đồng Tháp tìm ra các biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay, các DN nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, lượng tiền nhàn rỗi của họ không nhiều, vì vậy lượng vốn huy động từ nhóm khách hàng này khá hạn chế, các DN và tổ chức kinh tế chủ yếu gửi tiền vào Ngân hàng nhằm sử dụng các dịch vụ thanh toán.

Thứ hai: Phần lớn dân cư và DN thích dùng tiền gửi tiết kiệm hơn mua kỳ phiếu bởi trong giai đoạn này tiền gửi tiết kiệm cho thấy sự linh hoạt trong việc gửi và rút tiền, có thể chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang tiền gửi thanh toán một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc người dân vẫn còn thói quen thích dùng tiền mặt, chưa quen với việc dùng các sản phẩm thẻ của Ngân hàng đã làm cho vốn huy động từ tiền gửi thanh toán chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ ba: Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua luôn có những biến động mạnh, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ giá ngoại tệ và giá vàng lên xuống thất thường, lãi suất tiền gửi liên tục thay đổi nên đại bộ phận người dân chọn tiền gửi ngắn hạn như một giải pháp an toàn.

Thứ tư: Nền kinh tế biến động mạnh, các Ngân hàng tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất, nếu Agribank không theo kịp lãi suất thị trường sẽ làm giảm nguồn vốn huy động, từ đó hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn.

Thứ năm: Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay có rất nhiều Ngân hàng và tổ chức tín dụng nên Ngân hàng phải cạnh tranh rất gay gắt để thu hút người dân và doanh nghiệp vay vốn của mình. Ngoài các nguyên nhân trên, các chính sách của NHNN cũng gây ảnh hưởng lớn tới việc huy động vốn của các Ngân hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Ngân hàng chưa có các chính sách ưu đãi thích hợp đối với nhóm khách hàng DN và các tổ chức kinh tế, vì vậy lượng tiền từ các khách hàng này gửi vào Ngân hàng không nhiều.

Thứ hai: Kỳ phiếu của Ngân hàng chưa có một mức lãi suất hấp dẫn cũng như hình thức trả lãi chưa linh hoạt. Ngân hàng chưa có chính sách quản lý, bảo trì hệ thống mạng và hệ thống ATM phù hợp, làm cho việc vận hành hệ thống còn bị lỗi và khi xảy ra sự cố không sửa chữa kịp thời nên người dân cảm thấy không yên tâm khi sử dụng các dịch vụ thẻ, vì vậy lượng vốn huy động từ tiền gửi thanh toán không cao.

Thứ ba: Chính sách lãi suất của Ngân hàng trong một số thời điểm chưa thực sự hợp lý làm cho lãi suất tăng lên quá cao.

2.3.4. Cơ hội và thách thức

2.3.4.1. Cơ hội

Hiện nay các doanh nghiệp và các cơ quan đa số điều thực hiện trả luơng qua tải khoản cho nguời lao động. Đây là một cơ hội cho Agribank Đồng Tháp phát triển dịch vụ chi hộ luơng và một số dịch vụ khác đối với các cơ quan nhà nuớc và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tận dụng lợi thế của các công ty chứng khoán, vì trong quy định của tổ chức chứng khoán có quy định nhu sau: “Công ty chứng khoản phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoản của khách hang tách biệt khỏi tiền của chính công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán không đuợc trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng. Khách hàng của công ty chứng khoán phần mở tài khoản tiền tại Ngân hàng thuơng mại do công ty chứng khoán lựa chọn.”

Nhu vậy Agribank có cơ hội phát triển dịch vụ quản lý tài khoản tiền gửi của nhà đầu tu chứng khoán. Trong dịch vụ này, Agribank Đồng Tháp sẽ thay mặt các Công ty chứng khoán phục vụ khách hãng của họ qua nghiệp vụ mở tài khoản và nhận tiền gửi chứng khoản của nhà đầu tu. Với công nghệ hiện đại, kết nổi trực tuyến trên toàn hệ thống, các công ty chứng khoán có thể kiểm tra số du tiền gửi nhà đầu tu một cách nhanh chóng và dễ dàng qua chuơng trình mà Agribank phát hành.

2.3.4.2. Thách thức

Thị truờng sẽ ngày cảng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ NH tham gia, làm cho sự cạnh tranh trong hoạt động NH ngày càng gay gắt. Khi đó thị phần dịch vụ của các Ngân hàng sẽ bị chia sẻ cho các Ngân hàng có lợi thế mạnh về công nghệ, sản phẩm hiện đại, đấp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng. Và Agribank Đồng Tháp không thể tránh khỏi việc giảm thị phần cho các Ngân hàng.

Các kênh huy động động vốn phi Ngân hàng ngày càng phong phú nhu: thị truờng chứng khoán, thị truờng nhà đất, thị truờng vàng,...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Toàn bộ nội dung của Chương 2 đã trình bày và phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Agribank Đồng Tháp, từ đó đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Chương 2 đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Các nhân tố như: chất lượng sử dụng vốn và quản lý tài sản Ngân hàng, chất lượng dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp, mạng lưới hoạt động là các nhân tố mà Ngân hàng đang thực hiện khá tốt và các nhân tố về công nghệ, về marketing, các hình thức huy động vốn của Ngân hàng là những nhân tố còn yếu và cần có những giải pháp khắc phục. Trên cơ sở đó, cần phải đưa ra giải pháp để phát triển nguồn vốn huy động tại Agribank Đồng Tháp. Các giải pháp sẽ tập trung vào việc mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, tiếp thị và quảng bá. Nội dung cụ thể của giải pháp được nêu ở Chương 3.

~~ T

Tăng trưởng quy mô (bình quân giai đoạn)CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu 1939_003718 (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w