Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1939_003718 (Trang 32 - 35)

1.3.2.1. Môi trường pháp luật - chính trị

Những bộ luật tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM như: luật các TCTD, luật Ngân hàng Nhà nước, luật đầu tư nước ngoài... Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của NHTM đối với một khách hàng... hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do Ngân hàng Nhà nước đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định.

Bên cạnh đó, chính sách tài chính tiền tệ cũng ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Nó thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Mục tiêu chính sách tiền tệ: kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM sẽ huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nước có chính

sách khuyến khích đầu tu, mở rộng sản xuất thì các NHTM khó huy động hơn vì nguời có tiền nhàn rỗi sẽ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi Ngân hàng.

- Chính sách đầu tu của Nhà nuớc: hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh huởng trực tiếp tới môi truờng kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả với Ngân hàng, qua đó ảnh huởng đến chính sách huy động vốn của Ngân hàng.

1.3.2.2. Môi trường kinh tế

Môi truờng kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đến khả năng huy động vốn, nó ảnh huởng đến khả năng thu nhập, chỉ tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và tiền gửi của nguời dân và ảnh huởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng truởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu nguời thay đổi, chính sách tiết kiệm của chính phủ, ... sẽ ảnh huởng đến khả ngăng tiêu dùng và tiết kiệm của nguời dân và từ đó ảnh huởng đến khả năng huy động vốn của NHTM. Ví dụ nhu khi thu nhập bình quân đầu nguời tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm của nguời dân gửi tiền vào Ngân hàng tăng và nguợc lại.

1.3.2.3. Môi trường dân số

Môi truờng dân số là yếu tố rất quan trọng bởi vì nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết nối nhu cầu của nguời dân về sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng mà còn là nguồn căn cứ chủ yếu để hình thành hệ thống phân phối của Ngân hàng. Đồng thời là cơ sở để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Môi truờng dân số ảnh huởng rất lớn đến hoạt đọng huy động vốn của Ngân hàng do đó Ngân hàng phải nghiên cứu kỹ luỡng môi truờng kinh tế truớc khi đua ra những chiến luợc huy động vốn để có thể huy động đuợc nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của Ngân hàng về chất luợng, số luợng và thời hạn .

1.3.2.4. Môi trường địa lý

Môi truờng địa lý đuợc xác định bởi các quy định của quốc tế để hình thành quốc gia và quy định của từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện, xã,

thành phố, nông thôn, ... tùy từng khu vực địa lý mà Ngân hàng quyết định đặt nhiều hay ít các điểm huy động vốn và quyết định chiến luợc huy động ở mỗi khu vực vì mỗi khu vực có số nguời ở và nhiều điều kiện khác nhau.

1.3.2.5. Môi trường công nghệ

Sự thay đổi của công nghệ theo thời gian có những ảnh huởng mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động chịu sự tác động mạnh mẽ ấy của công nghệ, đồng thời cũng không thể tách rời khỏi sự thay đổi và phát triển từng ngày của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin.

Công nghệ có những tác động lớn đến quá trình phát triển của Ngân hàng, nó manh lại cho Ngân hàng nhiều cơ hội cũng nhu mang lại hàng loạt những thách thức mới trong quá trình phát triển. Công nghệ mới cho phép Ngân hàng đổi mới các quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các dịch vụ mới, ... đồng thời nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn đuợc cải tiến, phát triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác hơn ... giúp Ngân hàng có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của Ngân hàng.

1.3.2.6. Môi trường văn hóa xã hội

Mỗi quốc gia đều mang đậm nét đặc sắc của nền văn hóa riêng chính là yếu tố tạo nên bản sắc của dân tộc nhu: tập quán, thói quen, tâm lý,. Đối với Ngân hàng thì hoạt động huy động vốn chịu nhiều ảnh huởng của môi truờng văn hóa. Cụ thể ở các nuớc phát triển nguời dân thuờng có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng để huởng những tiện ích trong thanh toán, huỡng lãi và trong tiềm thức họ thì Ngân hàng là một phần không thể thiếu đuợc, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy Ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cu và tổ chức kinh tế. Nguợc lại ở những nuớc đang phát triển nhu Việt Nam ta thì việc huy động vốn của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì nguời dân Việt Nam hiện nay vẫn chua quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng. Mặt khác, các Ngân hàng hiện nay chua thực sự tạo đuợc lòng tin đối với nguời dân, nguời dân còn thiếu hiểu

biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của Ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà ...

1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Phần này cho thấy các nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục tiêu của đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động tại Ngân hàng thương mại:

Một phần của tài liệu 1939_003718 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w