Có thể thấy rõ ràng Ngân hàng có 2 hoạt động căn bản nhất là huy động vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn là điều kiện cần để đảm bảo cho các hoạt động khác. Một Ngân hàng có nguồn vốn phong phú, dồi dào sẽ có khả năng cung cấp nhiều các dịch vụ sản phẩm, có điều kiện để mở rộng mạng lưới, nâng cao công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh, tăng uy tín, vị thế của Ngân hàng trên thị trương tài chính.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, Chi nhánh còn gặp phải các hạn chế như:
- Vốn huy động chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh cũng như sự dồi dào của thị trường tiền tệ ở Đồng Tháp.
- Chi phí huy động vốn còn cao - Cơ cấu vốn chua hợp lý
- Thị phần của Ngân hàng còn hạn hẹp, sức cạnh tranh chua lớn.
- Chua chú trọng tới chính sách marketing trong Ngân hàng và phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử và Ngân hàng bán lẻ trên thị truờng Đồng Tháp.
Tóm lại, qua sự phân tích trên, hy vọng một số vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn tại Agribank Đồng Tháp đã đuợc làm rõ. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng đã cho thấy dù đã đạt đuợc một số thành tự đáng ghi nhận nhung Ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế trong công tác huy động vốn. Vì vậy, một số giải pháp trên xin đuợc đề xuất nhằm góp phần để tăng cuờng hoạt động huy động vốn trong tuơng lai.
3.3.1.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
NHNN là cơ quan xây dựng chính sách tiền tệ để Quốc hội thông qua, ban hành các văn bản pháp lý để quản lý hoạt động của các NHTM. Vì thế, NHNN cần:
- Xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt, thích hợp với từng thời kỳ
- Nên tăng cuờng sử dụng các công cụ tác động gián tiếp thay vì tác động trực tiếp đến thị truờng. Cần nghiên cứu tăng cuờng các loại hàng hoá trên thị truờng mở, tiến hành huớng dẫn các cán bộ nhân viên các NHTM cũng nhu các tổ chức tín dụng khác về nghiệp vụ thị truờng mở. Đối với các công cụ có ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM nhu lãi suất tái triết khấu hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHNN cần có những biện pháp để điều chỉnh hợp lý, tránh tình trạng tăng quá đột ngột sẽ đẩy nhiều Ngân hàng có mức dự trữ vuợt mức thấp vào tình cảnh thiếu vốn trầm trọng.
- Nên thuờng xuyên thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, tạo điều kiện cho hoạt động Ngân hàng lành mạnh, ổn định, bền vừng.
- Để có thể áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào hoạt động Ngân hàng thì cũng đòi hỏi các NHTM phải liên kết với nhau thành một mạng lưới. Đó chính là thị trường liên Ngân hàng. Hơn nữa, nguồn vốn trên thị trường liên Ngân hàng vẫn là một nguồn quan trọng trong hoạt động của nhiều Ngân hàng. Khi thị trường liên Ngân hàng càng phát triển thì khả năng dễ dàng huy động vốn bằng cách vay các NHTM, các tổ chức tín dụng khác càng cao. Như thế sẽ đáp ứng được kịp thời các nhu cầu cần thiết của các NHTM mà không cần phải đi vay NHNN.
3.3.1.2. Kiến nghị với Agribank
Thứ nhất: Đa dạng hóa các hình thức huy động:
- Nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm thu hút khách hàng dân cư và các DNNVV. Nguồn vốn huy động từ các đối tượng trên thị thường ổn định về thời hạn, lãi suất. Phát hành thêm các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, kỳ phiếu ... nhằm thu hút nguồn vốn dài hạn từ dân cư.
- Nhạy bén với diễn biến lãi suất thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh, hài hòa lợi ích giữa Ngân hàng và khách hàng.
- Phát triển sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng (quan trọng, thân thiết, tiềm năng,..) trên cơ sở đó có cơ chế chính sách về lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm duy trì ổn định nền khách hàng và thu hút gia tăng nhóm khách hàng mới.
- Thiết kế và xây dựng các dòng sản phẩm tiết kiệm có tinh linh hoạt cao về kỳ hạn, có thể cho phép rút trước hạn mà vẫn đảm bảo về lãi suất hoặc cho phép gửi tích lũy với lãi suất cao theo kỳ hạn tích lũy,... hoặc triển khai sản phẩm tiết kiệm tiền gửi với kỳ hạn ngày với loại hình này sẽ khuyến khích các Tổ chức kinh tế đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế lớn/Định chế tài chính/các doanh nghiệp sản xuất có nguồn tiền thanh toán với doanh số cao được gia tăng lợi ích từ lãi suất tiền gửi do mức lãi suất kỳ hạn ngày cao hơn lãi suất không kỳ hạn.
- Đồng bộ, dễ triển khai, không chồng chéo và tránh nhầm lẫn giữa các sản phẩm tiền gửi với nhau.
- Có cơ chế khuyến khích rõ ràng và đảm bảo thu nhập cho Chi nhánh.
Thứ hai: Thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị khi triển khai các sản phẩm tiền gửi mới trên các kênh thông tin đại chúng.
Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế giá điều chuyển vốn FTP và phân cấp uỷ quyền quyết định lãi suất huy động vốn. Trong điều kiện lãi suất thị truờng tăng cao, tiệm cận và thậm chí vuợt lãi suất cho vay nhu hiện nay, đề nghị Agribank thực hiện cơ chế cấp bù để hỗ trợ chi nhánh thực hiện các khoản tiền gửi lớn. Đồng thời triển khai cơ chế giá vốn FTP riêng cho nhóm khách hàng quan trọng theo huớng giá cao hơn giá vốn FTP thông thuờng để từ đó Chi nhánh có điều kiện thuận lợi trong việc cạnh tranh giữ khách hàng.
Thứ tư: Tiếp tục thực hiện triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại để mở rộng kênh phân phối cho các sản phẩm tiền gửi (qua Internet Banking/Mobile Banking). Tập trung cải tiến công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới ứng dụng các chuơng trình phần mềm hỗ trợ trong công tác phát triển sản phẩm huy động vốn mới, khai thác số liệu đánh giá hiệu quả sản phẩm tiền gửi. Nghiên cứu
nâng cấp hệ thống SIBS mở rộng, gia tăng tiện ích đối với các sản phẩm tiền gửi.
Thứ năm: Tăng cuờng hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo. Đào tạo kiến thức, chuyên sâu về phân hệ tiền gửi, làm chủ việc quản lý, nâng cấp phân hệ và kỹ năng thiết kế, phát triển, quản lý sản phẩm tiền gửi, kỹ năng triển khai thông qua mạng luới chi nhánh và các kênh phân phối mới (IB/MB). Đào tạo về sản phẩm huy động vốn, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng; Định kỳ, tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: cán bộ Quan hệ khách hàng CRM, cán bộ đón tiếp khách hàng CSR, cán bộ dịch vụ khách hàng Teller, bao gồm: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng, thu thập thông tin khách hang...
Thứ sáu: Xây dựng bộ cẩm nang sản phẩm tiền gửi cá nhân dành cho cán bộ QHKH và thuờng xuyên cập nhật các nội dung bộ cẩm nang này, trong đó có đánh
so sánh sản phẩm của Agribank với các đối thủ cạnh tranh để cán bộ QHKH dễ dàng nắm được các đặc tính, vị trí của sản phẩm của Agribank để giới thiệu cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung Chương 3 đã đưa ra các giải pháp mà Agribank Đồng Tháp có thể thực hiện trong thời gian tới nhằm Nâng cao hiệu quả huy động vốn phù hợp theo định hướng của Agribank, đồng thời đưa ra các kiến nghị với Agribank và Ngân hàng Nhà Nước.
KẾT LUẬN
•
Với sự nỗ lực phấn đấu và được sự chỉ đạo sát sao, quan tâm, giúp đỡ của Agribank Việt Nam đã ngày càng khẳng định Agribank Việt nam nói chung và Agribank Đồng Tháp nói riêng khẳng định thế mạnh của Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua quy mô cơ cấu huy động vốn tăng trưởng qua các năm, tạo nguồn vốn cho việc tài trợ cấp tín dụng đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu, còn bộc lộ nhiều tồn tại thể hiện qua vốn huy động chưa tương xứng với tiềm năng của Agribank Đồng Tháp, quy mô huy động vốn dân cư còn chưa tương xứng với quy mô hoạt động và thị phần có sức ép suy giảm, nền vốn chưa thực sự vững chắc, chi phí huy động vốn cao, cơ cấu vốn chưa hợp lý. Thông qua thực hiện đề tài, tác giả đã đóng góp những vấn đề sau:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Agribank- chi nhánh Đồng Tháp, cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Agribank- Chi nhánh Đồng Tháp.
Khái quát hoạt động của Agribank- Chi nhánh Đồng Tháp, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn, minh họa thông qua các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu, chi phí... từ đó đánh giá kết quả đạt được, tìm ra những mặt hạn chế, đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.
Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank- Chi nhánh Đồng Tháp và đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank Việt Nam, tạo điều kiện cho Agribank - Chi nhánh Đồng Tháp thực hiện tốt các giải pháp.
Song do thời gian có hạn, khả năng và trình độ còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Agribank Đồng Tháp (2017, 2018, 2019). Báo cáo thường niên các năm 2017, 2018, 2019, Đồng Tháp.
2. Agribank Đồng Tháp (2017, 2018, 2019). Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2017 2018, 2019, Đồng Tháp.
3. Nghị Quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22.08.2019 của Agribank Việt Nam về việc: phê duyệt chiến lược phát triển của Agribank đến năm 2020 và KHKD 2020-2025.
4. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998). Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
5. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
6. Học viện Ngân hàng (2009). Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. Trịnh Thế Cường (2018). Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện hành chính quốc gia Tp.HCM.
8. Nguyễn Xuân Trường (2011). Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây,
Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Nhật Lệ (2013). Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
10. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015). Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Vũ Thị Thanh Dung (2011). Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng,
Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
12.Lãi suất bình quân của các Ngân hàng năm 2019, truy cập tại: <
http://laisuat.vn/> (2019).
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
13. Mohammad và Mhadi (2010). The Role of Inflation in Financial Repression: Evidence from Iran (Maskan Bank), World Applied Sciences Journal 11 (6): 653-661, 2010.
14. Athukorala và Sen (2003). The determinants of private savings, World Development 32(3): 491-503.
15. Josephat Lotto (2019). Evaluation of factors influencing bank operating efficiency in Tanzania banking sector, Cogent Economics & Finance (2019), 7: 1664192.