6. Bố cục đề tài
1.3.3.2. Khách nội địa
Kinh tế, xã hội phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, thời gian lao động của người dân được giảm xuống nhờ sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật. Vì vậy, sau thời gian lao động căng thẳng, họ có nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch, thư giãn. Điều này khiến cho số lượng khách du lịch nội địa không ngừng tăng lên.
Bảng 1.3: Số lượng khách nội địa đến Thừa Thiên - Huế, giai đoạn 2003 - 2016.
Năm Nghìn lượt người Năm Nghìn lượt người
2003 400000 2010 1036783 2004 500000 2011 1247955 2005 681000 2012 1676858 2006 794000 2013 1672009 2007 851200 2014 1899465 2008 889250 2015 2103480 2009 828887 2016 2205175
Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế
Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng khách du lịch nội địa đến Thừa Thiên - Huế không ngừng tăng lên, từ 400.000 năm 2003 lên 2.205.175 năm
2016, tăng hơn 5 lần. Lượng khách tăng dần qua các năm nhưng cũng có năm giảm xuống, đó là năm 2009, đây là thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tiểu kết chương 1
Kinh tế, xã hội, chính trị là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự gia tăng người dân đi du lịch. Xã hội, chính trị ổn định, khoa học phát triển không ngừng tiến bộ, con người ngày càng sử dụng khoa học - kỹ thuật vào công việc, chế độ nghỉ phép hằng năm, nghỉ hè, nghỉ đông, sự quan tâm của các đơn vị, tổ chức đã và đang tạo ra nhiều thời gian và điều kiện ngày càng tốt cho người lao động tham quan nghỉ mát, giải trí, nghỉ ngơi…
Cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, con người… là những yếu tố thu hút du khách, phát triển các loại hình du lịch, phát triển du lịch. Thừa Thiên - Huế là vùng đất giàu di sản, lịch sử đã để lại nơi đây một hệ thống di tích phong phú với gần 1000 di tích trong đó có hơn 130 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, hệ thống này bao gồm: di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc tôn giáo… đặc biệt Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (1993). Thừa Thiên - Huế còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa phi vật thể phong phú gồm nếp sống, lễ hội, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống… trong đó Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là kiệt tác phi vật thể truyền khẩu đại diện của nhân loại (2003).
Thừa Thiên - Huế là vùng đất có đầy đủ các dạng địa hình núi, gò, đồi, đồng bằng, đầm phá, biển, có Vườn quốc gia Bạch Mã một trong những Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam là nơi nghỉ mát lý tưởng và phát triển loại hình du lịch sinh thái. Đặc biệt, Thừa Thiên - Huế có mạng lưới sông ngòi dày, diện tích đầm phá rộng nhất khu vực Đông Nam Á (gồm phá Tam Giang, đầm Thủy Tú, đầm Cầu Hai, đầm An Cư chiếm 23% diện tích toàn tỉnh).
Những ưu thế trên là tiền đề làm cho ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển của tỉnh, là thế mạnh làm cho Thừa Thiên - Huế trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch của khu vực miền Trung và cả nước.
Xác định tầm quan trọng của ngành du lịch trong sự phát triển, hoạt động du lịch, đầu tư, bảo tồn di sản, tạo ra thêm nhiều sản phẩm du lịch mới… không ngừng được quan tâm và phát triển. Khách du đến Thừa Thiên - Huế qua các năm không ngừng tăng lên với các thị trường du khách đa dạng.
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH MÙA VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG