6. Bố cục đề tài
2.3.3. Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội
Từ định hướng và mục tiêu mà Thừa Thiên - Huế đặt ra, các ngành, các cấp đã tập trung kế hoạch hoạt động hướng vào thế mạnh dịch vụ - du lịch. Thực tế cho thấy, những năm qua, phát triển dịch vụ trọng tâm là phát triển du lịch đã tạo một nguồn lực mới đóng góp đáng kể vào tỷ trọng, tốc độ phát triển kinh tế và nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà. Điều dễ nhận thấy là cơ sở vật chất của ngành du lịch không ngừng được củng cố xây dựng mới. Phát triển du lịch đã góp phần giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, bản sắc văn hóa, nhân văn của vùng đất Cố đô mà từ xa xưa là nơi hội tụ các yếu tố văn hóa phương Đông và sau này là văn hóa phương Tây. Phát triển mạnh mẽ các hoạt dộng du lịch, ngành du lịch tỉnh giúp cho du khách trong và ngoài nước hiểu rõ hơn con người xứ Huế, kho tàng di tích, cổ vật, danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc cung đình…
Du lịch phát triển đã tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành nghề khác phát triển theo như nhà hàng, khách sạn, các trung tâm giải trí, mua sắm, viễn thông, vận tải, dịch vụ ngân hàng… tạo sức mạnh cộng hưởng thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Mặc khác, du lịch - dịch vụ phát triển cũng đã tác động đến phát triển nông nghiệp - nông thôn, phá vỡ nền kinh tế khép kín, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường. Thừa Thiên - Huế có làng rau Thành Trung đã hình thành gần 500 năm, làng rau được biết đến là vựa rau lớn toàn tỉnh. Làng rau Thành Trung ngoài cung cấp rau cho người dân địa phương còn cung cấp cho các siêu thị của Huế như Co.op Mart, Big C, các chợ đầu mối và chợ lẻ trên toàn tỉnh. Làng rau Thành Trung tận dụng lợi thế là vùng đất lịch sử và là vựa rau lớn toàn tỉnh đã tạo hướng phát triển kinh tế mới cho người dân là kết hợp du lịch sinh thái cùng tham quan lịch sử. Điều này đã góp phần tạo thêm sản phẩm du lịch mới cho ngành du lịch Thừa Thiên - Huế.
Sự phát triển của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế trong những năm qua còn tạo ra hiệu năng mới là làm cho các ngành nghề phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Nghề mộc mỹ nghệ, đúc đồng, kim hoàn, thêu, đan lát, làm nón… phát triển rõ nét. Điều quan trọng là tạo cho cộng đồng cư dân tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú, ẩm thực. Ngành du lịch và các địa phương đã không ngừng sáng tạo, tham gia đầu tư, khai thác các sản phẩm, tour tuyến du lịch độc đáo như các tour du lịch về các làng nghề Huế như Tour hương xưa làn cổ, Tour trải nghiệm với làng hoa giấy Thanh Tiên, Tour trải nghiệm một ngày với làng nghề Huế… đến với các tour du lịch làng nghề, du khách không chỉ được tham quan các địa danh thắng cảnh mà còn được trải nghiệm, cùng thao tác với người thơ… tạo và mua những sản phẩm do chính tay mình làm, thưởng thức các món ăn dân dã của địa phương, của Thừa Thiên - Huế.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành như du lịch liên kết với ngành xây dựng nhằm phục hồi, tôn tạo và xây dựng các cơ sở hạ tầng phục du lịch; liên kết với các ngành nghề như làm mõ, dệt Zèng, nghề gốm, nghề đan lát, nghề nón… hình thành loại hình du lịch làng nghề; liên kết với các nhà hàng, khách
sạn; lâm nghiệp phát triển du lịch sinh thái… Vì vậy mà hàng năm nhờ vào hoạt động du lịch mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng khá cao, từ năm 2014 là 8,27% lên 9,03% năm 2015.
Các tệ nạn xã hội, an ninh chính trị không tốt do vào mùa du lịch lượng khách tập trung quá cao và nhiều thành phần khác nhau làm cho không gian sinh hoạt của khách du lịch và người dân địa phương gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, vào mùa du lịch còn là cơ hội cho một số thành phần xấu trong xã hội địa phương hoạt động, gây ảnh hưởng đến khách và người dân địa phương.
Vào mùa du lịch, khi mà lượng khách tăng lên đáng kể thì nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cũng tăng lên rất cao. Điều này, tạo cho các cơ sở kinh doanh cả nhà nước và tư nhân tại Thừa Thiên Huế có nhiều cơ hội để tăng thu nhập từ các hoạt động du lịch, đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước và tỉnh một khoảng đáng kể. Các lao động được tuyển thêm vào các cơ sở kinh doanh với số lượng khá lớn và trả lương khá cao, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và góp phần tăng doanh thu xã hội của ngành. Một thực tế rất dễ nhận thấy từ mùa du lịch, là vào mùa du lịch lượng khách tăng cao đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch cần phải tuyển một lượng lớn lao động để phục vụ du khách và thời gian này có thể xem là cơ hội cho các sinh viên mới ra trường có việc làm, được trải nghiệm công việc và tăng khả năng cạnh tranh trở thành nhân viên chính thức mà không phải là bị loại bỏ khi vào mùa du lịch thấp điểm.