6. Bố cục đề tài
2.3.4. Ảnh hưởng đến du khách
Không chỉ tác động đến hiệu quả kinh doanh du lịch, đến kinh tế xã hội của địa phương mà tính mùa vụ du lịch của tỉnh còn tác động đến du khách cả trong mùa vụ du lịch và ngoài mùa du lịch.
Vào mùa du lịch lượng khách tăng nhanh làm chất lượng phục vụ khách không được tốt do trong một lúc phục vụ quá nhiều khách du lịch, giá cả các hàng hóa và dịch vụ tăng cao buộc khách phải bó hẹp chi tiêu của mình hoặc chi tiêu với mức giá cao.
Lượng khách du lịch tăng qúa cao trong mùa du lịch nên môi trường không được đảm bảo, gây ra không khí khó chịu cho du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, hiện tượng này thường gặp nhiều nhất ở nơi có tài nguyên hấp dẫn khách du lịch có không gian hẹp như (lăng Khải Định, Đại Nội,…)
Khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế tăng cao vào mùa du lịch, thời gian diễn ra lễ hội đã cơ hội cho các hiện tượng trộm cắp, an ninh kém gia tăng gây nên tâm lý không tốt cho khách khi thực hiện tham quan tại Thừa Thiên - Huế. Như Festival 2012 có vụ trộm điện thoại của quan chức cấp cao nước ngoài… Do trong thời gian ngắn, không gian hẹp cùng với lượng khách du lịch tập trung quá cao nên khó đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách. Vì vậy mà hiện tượng trộm cắp, móc túi du khách đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Vào mùa du lịch dịch vụ lưu trú tại Thừa Thiên - Huế hầu như hoạt động hết công suất, nếu khách đặt phòng trước chuyến đi thì có thể có phòng khi đến Thừa Thiên Huế, còn các trường hợp du khách tự phát cơ hội tìm phòng rất khó (đây cũng là cơ hội cho các cò phòng kiếm ăn, buộc khách phải chi thêm tiền).
Lượng khách tăng cao cùng với hoạt động của các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp dẫn đến lượng chất thải tăng theo, gây ô nhiễm môi trường, làm giảm giá trị của loại hình du lịch và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác thải nằm ngổn ngang, la liệt trên mặt đất làm ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách. Du lịch biển Thừa Thiên - Huế năm 2016 đã có một khoảng thời gian vắng khách vì sự cố môi trường biển (hiện tượng cá chết hàng loạt hay còn gọi là sự cố Formosa), bãi biển vắng khách, nhiều nhà hàng dọc theo các bãi biển buôn bán ế ẩm và vắng bóng khách. Có hiện tượng này là do du khách lo ngại sẽ nhiễm chất độc do nhà máy Formosa thải ra biển.
Vào trái mùa du lịch hoạt động du lịch ế ẩm nên nhiều cơ sở phục vụ du lịch đóng cửa, hay cắt giảm các dịch vụ dẫn đến chất lượng phục vụ khách không được tốt, không đáp ứng nhu cầu du lịch của khách. Vào mùa đông khi mùa mưa Huế kéo dài các hoạt động du lịch trên sông như sông Hương bị hạn chế có khi ngừng hoạt
động, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu thu hút rất ít khách đến tham quan mua sắm, du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã ngừng vì đây là nơi có lượng mưa hàng năm lớn nhất trên địa bàn tỉnh…
Tiểu kết chương 2
Các yếu tố gây nên tính mùa vụ du lịch rất đa dạng và có tác động khác nhau phụ thuộc vào loại hình du lịch, vị trí địa điểm du lịch… Các yếu tố này có thể chia làm hai nhóm yếu tố lớn là nhóm yếu tố tự nhiên và nhóm yếu tố kinh tế - xã hội. Mỗi nhóm có những đặc điểm khác nhau và mức độ ảnh hưởng của chúng tới các loại hình du lịch cũng khác nhau.
Do đặc điểm, vị trí, điều kiện riêng và tính chất của loại hình du lịch mà mức độ ảnh hưởng của mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch khác nhau, đối với hoạt động du lịch thiên nhiên (du lịch sinh thái, du lịch núi, du lịch biển…) thì đây là loại hình du lịch chịu ảnh hưởng mạnh của mùa vụ du lịch, còn du lịch nhân văn tuy không bị ảnh hưởng mạnh như loại hình du lịch thiên nhiên nhưng do thời tiết lạnh, mưa kéo dài gây khó khăn cho việc đi lại, thời gian, thói quen đi du lịch của du khách… Nên cũng chịu ảnh hưởng.
Nhờ khả năng thu hút khách quốc tế và nội địa đến Thừa Thiên - Huế vào hai thời gian khác nhau nên Thừa Thiên - Huế có thể tổ chức hoạt động du lịch tốt quanh năm, vào các tháng đầu năm, cuối năm khi lượng khách du lịch nội địa giảm thì khách quốc tế lại tăng và ngượclại.
Tính mùa du lịch tác động mạnh mẽ trên nhiều mặt, không chỉ tác động đến các hoạt động kinh doanh du lịch mà tác động cả môi trường, kinh tế - xã hội, khách du lịch…
Thừa Thiên - Huế cần có các chính sách phát triển du lịch phù hợp và sự kết hợp hài hòa giữa loại hình du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên và nhân văn, sử dụng các thành tựu khoa học vào hoạt động du lịch để hạn chế tác động của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch của tỉnh.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH MÙA VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH
THỪA THIÊN - HUẾ