Hợp tác và liên kết phát triển du lịch

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH MÙA VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 10600836 (Trang 81 - 87)

6. Bố cục đề tài

3.2.8. Hợp tác và liên kết phát triển du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao. Việc liên kết các địa phương trong vùng không chỉ nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương để hình thành các sản phẩm du lịch “dùng

chung” mà còn góp phần hình thành và đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch, phân tán lượng khách, bổ sung cho nhau cùng hoạt động và phát triển.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm phối hợp chặt chẽ với nhau trên các lĩnh vực du lịch nhằm bổ sung, trợ giúp cho nhau cùng phát triển.

Liên kết giữa các đơn vị để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao có tầm quốc gia, quốc tế. Nối kết các khu du lịch trong vùng, mở rộng và tăng cường các điều kiện phương tiện vận chuyển nhằm tạo thuận lợi cho du khách đi lại nhanh nhất nhưng có khả năng lưu lại dài ngày để khám phá, tham quan những giá trị độc đáo của vùng đất miền Trung Việt Nam.

Liên kết, trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, xúc tiến các hoạt động du lịch nhằm tăng cường phối hợp tuyên truyền, quảng bá, kinh nghiệm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực để xây dựng vật chất kỹ thuật, các sản phẩm du lịch dùng chung phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch tỉnh, du lịch của vùng.

Tiểu kết chương 3

Du lịch Thừa Thiên - Huế ngày càng phát triển, nhưng cũng có những khó khăn, tồn tại trong quá trình phát triển du lịch: hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch. Vào mùa du lịch cao điểm, lượng khách tập trung đông gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải, du khách tập trung đông vào một địa điểm dễ xảy ra nạn trộm cắp, móc túi, các dịch vụ du lịch của các cơ sở không thể đáp ứng đủ nhu cầu du khách trong một thời gian, địa điểm do lượng khách quá đông. Nhưng vào mùa du lịch thấp điểm, lượng khách ít, nhiều cơ sở hạ tầng bị lãng phí do vắng khách, hư hỏng do bão, lũ lụt gây ra.

Muốn đưa ra một giải pháp chung hay cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch thì điều quan trọng nhất là phải xác định các

yếu tố hình thành tính mùa vụ du lịch và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hoạt động du lịch tại điểm nghiên cứu và khi đã xác định được các nguyên nhân thì ta tìm cách khắc phục nhằm điều tiết mùa vụ du lịch sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất những vẫn đảm bảo phát triển bền vững.

Mùa vụ du lịch không chỉ tác động đến hoạt động du lịch Thừa Thiên - Huế mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành nghề có liên quan như giao thông, công nghiệp, nông nghiệp… Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của tính mùa vụ du lịch không chỉ đem lại hiệu quả cho hoạt động du lịch mà còn cho hoạt động của các ngành khác nữa.

KẾT LUẬN

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch ngày nay được xem như là vấn đề nổi bật nhất, bởi vì nó tác động rất sâu sắc đến vấn đề hoạt động du lịch, kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù còn nhiều hạn chế song kết quả bước đầu đạt được đã cho phép rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch là một yếu tố đặc trưng tại mỗi vùng, quốc gia, lãnh thổ…Và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà mức độ tác động đến hoạt động du lịch cũng khác nhau. Tính mùa vụ thường được thể hiện qua lượng khách, doanh thu và đặc biệt là sự mất cân đối giữa cung và cầu trong du lịch, gây nên khó khăn cho hoạt động du lịch.

Các yếu tố gây nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch chủ yếu gồm hai yếu tố là yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó nhóm yếu tố kinh tế - xã hội như thời gian nhàn rỗi, sở thích, phong tục tập quán, và thói quen là những cái cơ bản tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch.

Đối với mỗi lọai hình du lịch khác nhau sẽ chịu tác động của tính mùa vụ cũng khác nhau, tuy nhiên thông thường những loại hình du lịch phụ thuộc mạnh vào thiên nhiên chịu tác động của tính mùa vụ du lịch mạnh hơn.

Sản phẩm du lịch dựa vào thiên nhiên ở Thừa Thiên - Huế thường hoạt động vào các tháng khô nắng như tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8 các tháng còn lại thì du lịch tại những nơi này hoạt động du lịch không tốt. Trong khi đó loại hình du lịch tham quan, học tập, tâm linh có thể hoạt động quanh năm.

Hiện nay hoạt động du lịch của Thừa Thiên - Huế chịu ảnh hưởng khá mạnh tác động của tính mùa vụ du lịch, do có mùa đông cùng với hiện tượng mưa phùn kéo dài làm hoạt động du lịch trong những tháng này hầu như bị ngưng trệ, trong

khi đó vào mùa này thì thành phố chưa có những sản phẩm du lịch phù hợp để thu hút khách trong mùa thấp điểm.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Thừa Thiên - Huế đến nay còn hạn chế, chưa đồng bộ và đặc biệt là phòng vệ sinh công cộng còn quá hạn chế nên để lại ấn tượng không tốt trong lòng du khách… Dẫn đến việc phục vụ khách không được tốt đặc biệt trong mùa cao điểm.

Để hạn chế tác động tiêu cực tính mùa vụ đến phát triển du lịch việc xem xét và ứng dụng khoa học vào hoạt động du lịch, đặc biệt là học hỏi từ các nước du lịch phát triển để có thêm kinh nghiệm trong hoạt động du lịch. Cần khai thác đưa những loại sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn vào phục vụ du lịch…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Tám, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Hướng dẫn du lịch, NXB Đại học Huế,

2009.

2. Bùi Thị Yến, Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, NXB giáo dục, 2009.

3. Nguyễn Bích San, Nguyễn Cường Hiền, Nguyễn Thị Lâm, Lương Chi Lan, Cẩm

nang hướng dẫn du lịch, NXB Văn hóa Thông tin, 2000.

4. Ngô Tất Hổ, Trần Đức Thanh, Bùi Thanh Hương, Phát triển và quản lý du lịch

địa phương, Nhà xuất bản khoa học Bắc Ninh, 2000.

5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh tế

Quốc dân, 2008.

6. Nguyễn Văn Cao (2011), Thừa Thiên Huế khai thác du lịch dịch vụ có trọng tâm,

trọng điểm để đạt hiệu quả cao nhất, Tạp chí văn hóa Huế, Số 14.

7. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hoa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức,

Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp, Địa lý du lịch Việt Nam, NXB giáo dục, 2011.

8. Nguyễn Văn Cao (2012), Thừa Thiên Huế nỗ lực, hợp tác và liên kết phát triển

du lịch các tỉnh miền Trung, Tạp chí văn hóa Huế, Số 17.

9. Phạm Lê Thảo, Ảnh hưởng của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển phía Bắc

Việt Nam, Hà Nội, 2000.

10. Phạm Tiến Dũng (2012), Những nổ lực cho một thời kỳ mới, Tạp chí văn hóa

Huế, Số 17.

11. Phạm Thị Tú Trinh, Văn hóa Du lịch, Đà Nẵng, 2016.

12. Trần Viết Lực (2009), Để cảnh quan môi trường Thừa Thiên Huế xanh - sạch -

13. Trần Viết Lực (2012), Thừa Thiên Huế phát triển du lịch bền vững, Tạp chí văn hóa Huế, Số 17.

14. Ngô Đình Tuấn, Thừa Thiên Huế - Biến tiềm năng thành hiện thực trong công

cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Với Huế, số 4.

15. Ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế, Nghề truyền thống Huế, NXB Tài

nguyên mi trường và bản đồ Việt Nam, 2013. 16. Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, 2005.

17. Toàn văn nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa

XIV (2011), Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch

đặc sắc của cả nước, giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Tạp chí văn hóa Huế, Số 16.

18. Tài liệu Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế (2016). 19. Các website tham khảo:

Svhtt.thuathienhue.gov.vn www.bachmapark.com.vn tintuc.hues.vn

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH MÙA VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 10600836 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)