Lao động theo mùa

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH MÙA VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 10600836 (Trang 57 - 59)

6. Bố cục đề tài

2.2.4. Lao động theo mùa

Nguồn lao động trong ngành du lịch Thừa Thiên - Huế chịu ảnh hưởng khá mạnh do tính mùa vụ du lịch gây ra, do cường độ khách thay đổi theo thời gian nên lao động cũng thay đổi theo.

Vào mùa du lịch chính thì tình trạng thiếu nguồn lao động phục vụ du lịch mạnh, cụ thể trong các lĩnh vực lưu trú, ăn uống, giải trí…

Trong thời gian mùa hè, Tết Nguyên Đán, Festival các cơ sở hoạt động du lịch rất khó để tìm kiếm các nhân viên. Tuy nhiên vào trái mùa du lịch tình trạng các lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch thường không có việc làm.

Để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở qua các giai đoạn trong năm đa số các cơ sở kinh doanh và dịch vụ ở các khu du lịch nhận một số lượng lao động chính thức (thường ít), phù hợp cho điều kiện kinh doanh của cơ sở trong mùa vắng khách và trong mùa khách đông các cơ sở tuyển thêm lao động với số lượng phù hợp đảm bảo cho việc phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Bảng 2.11: Tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch Thừa Thiên - Huế năm 2016. (Đơn vị tính %).

Chỉ tiêu 2016

Lao động trực tiếp 33.51%

Lao động gián tiếp 66.49%

Tổng số lao động 100%

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch Thừa Thiên - Huế năm 2016

66.49%

33.51%

Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế

Lao động trong du lịch Thừa Thiên - Huế chủ yếu là lao động gián tiếp chiếm 72.52% hơn gần gấp đôi nguồn lao động trực tiếp (lao động trực tiếp chiếm 27.47%).

Nguyên nhân do tác động của tính mùa đến hoạt động du lịch Thừa Thiên - Huế với lượng khách du lịch tập trung có cường độ khác nhau vào các tháng trong năm, khi lượng khách đông thì yêu cầu các lao động trong lĩnh vực du lịch phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu phục vụ của du khách và ngược lại vào các tháng tập trung ít khách du lịch thì lượng lao động sẽ giảm theo.

Nhận xét chung

Từ các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội đã tạo nên các đặc điểm của tính mùa vụ du lịch Thừa Thiên - Huế:

- Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch là một thuộc tính xuất hiện ở mọi địa điểm có hoạt động du lịch như trên địa bàn Thừa Thiên - Huế: tính mùa vụ xuất hiện ở khu vực vùng biển, khu vực vườn quốc gia Bạch Mã, quần thể di tích cố đô Huế…

- Cường độ của mùa du lịch không đồng đều trong thời gian mùa du lịch. Trong thời gian diễn ra Festival Huế, thành phố Huế là nơi tập trung đông du khách nhất, trong khi đó lượng khách ở các địa điểm xung quanh thành phố thì ít vì tất cả mọi người đều hướng về Festival Huế.

- Theo số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế thì tỉnh có thể chia làm 3 thời vụ du lịch (tháng 3-4; 5-6; 11-12).

- Cường độ và độ dài mùa du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Phụ thuộc vào loại hình du lịch: Vào thời gian diễn ra Festival Huế, lượng khách tập trung đông vì đây là một lễ hội được tổ chức với quy mô quốc tế, có nhiều chương trình, sự kiện diễn ra, các chương trình nghệ thuật của các quốc gia và nội địa… đã thu hút một lượng lớn khách du lịch.

+ Phụ thuộc vào điều kiện địa hình, tự nhiên: Thừa Thiên - Huế đa dạng các loại hình như biển, núi, sông… đã góp phần hình thành và thuận lợi cho khai thác du lịch đã góp phần cho cường độ và độ dài du lịch lớn hơn.

+ Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: vào mùa hè cường độ du lịch kéo dài nhưng vào thời gian trái mùa thì cường độ du lịch thấp.

+ Độ dài mùa du lịch phụ thuộc vào loại hình du lịch: du khách đến Thừa Thiên - Huế thường sử dụng cơ sở lưu trú thấp do các loại hình du lịch vào ban ngày thì đa dạng và phong phú, nhưng vào ban đêm thì rất ít.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH MÙA VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 10600836 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)