6. Bố cục đề tài
2.1.2. Yếu tố kinh tế xã hội
Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội gây nên tính mùa vụ du lịch có thành phần đa dạng và phong phú. Các yếu tố kinh tế - xã hội có thể phân làm hai nhóm lớn là nhóm mang tính toàn xã hội và nhóm mang tính cá nhân. Nhóm mang tính toàn xã hội thường là các quy định mang tính hành chính như quy định nghỉ phép của người lao động, quy định nghỉ hè, nghỉ đông của học sinh, sinh viên quyết định đến việc đi du lịch của bản thân và gia đình họ. Giá cả, số lượng, chất lượng, dịch vụ cung ứng trong và ngoài ngành du lịch, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá tác động trực
tiếp đến việc hình thành mùa du lịch, đến cường độ và độ dài của nó. Nhóm mang tính cá nhân như sở thích, kỳ vọng, thói quen, tâm lý, trạng thái sức khỏe… lại có tác động trực tiếp, gây ra biến động của cầu du lịch theo thời gian, là phản ứng của một cá thể đối với điều kiện du lịch.
Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành nên tính mùa vụ ở nhiều loại hình du lịch với các mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Bảng 2.2: Mức độ tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội đến việc hình thành tính mùa vụ trong hoạt động du lịch ở một số loại hình du lịch
chủ yếu[17; tr.22]. Yếu tố Loại hình du lịch Thời gian rỗi Thói quen, tập quán Sở thích, kỳ vọng Tâm lý, sức khỏe Thu nhập, giá cả Tham quan nghiên cứu
Lễ hội, tín ngưỡng Tắm biển
Nghỉ dưỡng (biển, núi) Thể thao
Hội nghị, hội thảo Vui chơi, giải tí
Ghi chú:
: Tác động mạnh, : Tác động mức trung bình, : Tác động yếu
Trong bảng phân tích trên, yếu tố gây nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch có ảnh hưởng mạnh nhất là các yếu tố thời gian, thói quen tập quán, tâm lý và sức khỏe. Trong đó yếu tố thời gian là yếu tố chủ yếu tạo nên dòng khách du lịch vào mùa hè ở Thừa Thiên - Huế. Khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế tập trung vào mùa hè, các tháng còn lại trong năm lượng khách đến ít hơn, hiện tượng này do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, thời gian nhàn rỗi, thói quen và sở thích. Mặc dù hiện
nay, ngày nghỉ cuối tuần của cán bộ, công chức được tăng thành hai ngày thay vì một ngày như trước, song mức sống của người dân dù đã được cải thiện khá nhiều vẫn chưa đủ khả năng đi du lịch nhiều lần trong một năm phần lớn chỉ có thể thu xếp đi du lịch một hoặc hai lần trong năm. Mặc dù lối sống hiện đại đã xâm nhập vào cuộc sống của người dân, nhưng nhìn chung truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam với mối liên hệ khăng khít giữa các thế hệ trong gia đình vẫn được giữ vững. Hai nguyên nhân trên khiến cho khách nội địa, nhất là khách đi nghỉ theo gia đình thường lựa chọn thời điểm đi nghỉ vào mùa hè, thời gian mà thế hệ trẻ trong gia đình - tầng lớp học sinh, sinh viên được nghỉ. Mùa hè là mùa nghỉ của học sinh, sinh viên trên toàn quốc và trong thời gian nghỉ, nhóm đối tượng này thường tổ chức đi nghỉ dưới hình thức nhóm bạn, lớp, trường…Thêm vào đó là số lượng rất lớn giáo viên các cấp được nghỉ hè, đây là nhóm khách tham gia một cách tích cực vào hoạt động du lịch nói chung. Ngay đối với các cơ quan nhà nước, hàng năm cũng thường tổ chức cho cán bộ nhân viên đi nghỉ phần lớn cũng chọn mùa hè.
Một yếu tố ảnh hưởng nữa mà trên đã đề cập đó là sở thích của du khách đến Thừa Thiên - Huế cùng với mục đích tham quan. Thừa Thiên - Huế là nơi duy nhất ở nước ta hiện còn lưu giữ được những di sản văn hóa phong phú, đa dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung đình, ẩm thực cung đình, lễ hội, kiến trúc… hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một thế mạnh phục vụ cho những du khách thích nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, ẩm thực… thời phong kiến xưa, đặc biệt là thời nhà Nguyễn.
Ngoài ra phong tục tập quán khách du lịch nội địa thường mang tính theo phong trào nghĩa là thấy người khác đi du lịch thì mình cũng đi du lịch, nên vào mùa du lịch thì lượng khách tăng mạnh và ngược lại giảm mạnh vào trái mùa du lịch. Ở Việt Nam nói chung, Thừa Thiên - Huế nói riêng các lễ hội thường diễn ra mùa xuân nên lúc này tỉnh cũng thu hút lượng khách du lịch khá cao.
Đối với nhóm khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên - Huế tương đối đều trong năm. Số lượng khách quốc tế đến vào mùa hè có giảm so vơi các mùa khác.
Có thể giải thích hiện tượng này là do hoạt động tham quan diễn ra quanh năm, do vậy khách nước ngoài có thể đến Thừa Thiên - Huế lúc nào thuận lợi về thời gian. Khách Châu Âu thường có hai kỳ nghỉ trong một năm là kỳ nghỉ Đông và kỳ nghỉ Hè, nguyên nhân có thể là do mùa hè ở Thừa Thiên - Huế thời tiết rất khó chịu không phù hợp với khách du lịch Châu Âu. Nên họ thường đến vào các tháng có
thời tiết thuận lợi nhất đối với họ (tháng 3, 4, 11 và 12).