Nghiên cứu hoạt động GQVĐ từ góc độ đánh giá NL, có thể định hình cấu trúc quá trình GQVĐ gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1. Phát biểu và làm rõ vấn đề: 1. Phân tích tình huống có vấn đề
2. Phát hiện vấn đề
3. Biểu đạt vấn đề
Đây là giai đoạn đặt HS vào tình huống có vấn đề, mục đích chính của giai đoạn này là: Làm xuất hiện trước HS những mâu thuẫn nhận thức, giúp HS xác định rõ nhiệm vụ nhận thức và tiếp nhận nó, tức là tạo nhu cầu nhận
thức ở HS; kích thích ở HS hứng thú nhận thức sao cho các em phấn khởi, sẵn sàng GQVĐ một cách liên tục. Đặt HS trước những khó khăn vừa sức, những khó khăn này khiến các em phải căng óc ra suy nghĩ giải quyết nhưng không được khó quá dễ làm mất tư tưởng của HS. Khó khăn có thể giải quyết được
sẽ củng cố niềm tin của HS. Khi phát hiện được vấn đề, HS xác định trạng
thái khởi đầu và mục tiêu vấn đề; xác định được các khó khăn trong hoạt động
từ trạng thái khởi đầu vấn đề để đạt được mục tiêu của vấn đề. Nhận biết vấn đề, dạng vấn đề, tìm dữ kiện của vấn đề tức là hiểu những thông tin vấn đề
cung cấp (hay còn gọi là giả thiết đối với VĐ) và yêu cầu cần giải quyết của VĐ (còn gọi là kết luận đối với vấn đề) để từ đó phát biểu vấn đề.
HS trả lời một loạt các câu hỏi: Đương nhiên câu hỏi đầu tiên, đây có
phải là VĐ hay không? Những thông tin nào vấn đề đã cho/đã có? vấn đề yêu cầu tìm cái gì? Đâu là điều kiện của vấn đề? Điều kiện có mâu thuẫn không?
Có thể viết điều kiện thành công thức hay không?...
Giai đoạn 2. Đề xuất và lựa chọn giải pháp:
Các công việc chủ yếu trong giai đoạn này là: 1. Thu thập thông tin liên quan đến vấn đề 2. Đề xuất các giải pháp
Mục đích của giai đoạn này là: Đưa HS vào con đường tự lực, khai thác
tri thức. Phân tích quan hệ giữa dữ kiện và yêu cầu của vấn đề. Xuất hiện các liên tưởng, sàng lọc các liên tưởng; dự đoán và suy diễn; tái hiện và huy động
các kiến thức, kĩ năng có liên quan. Thực hiện các thao tác tư duy, tách ra được các bộ phận, nhận biết các đặc điểm, nhìn khái quát vấn đề ; làm cho HS quen dần với phương pháp khoa học trong nghiên cứu GQVĐ.
Để đề xuất được các giải pháp thì HS phải: Xây dựng giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Các câu hỏi đặt ra để HS trả lời: Đã gặp vấn đề này
chưa? Hay đã gặp vấn đề này dưới dạng khác? Hãy thử nghĩ tới vấn đề nào có
liên quan đã giải quyết và có thể sử dụng phương pháp đó cho vấn đề này
không? Đã sử dụng hết các dữ kiện của vấn đề chưa? Các dữ kiện đã đủ để GQVĐ hay chưa? Hình vẽ đúng chưa? Có thể diễn đạt VĐ bằng hình thức
khác không? Những kiến thức cần sử dụng để GQVĐ, cần huy động thêm kiến thức nào?...
HS dự đoán, suy diễn hình thành giải pháp GQVĐ. Nếu khẳng định,
HS chọn giải pháp và thực hiện bước trong giai đoạn 3; nếu không khẳng định, HS quay trở lại các bước trong giai đoạn 1.
Giai đoạn 3. Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là:
1. Trình bày giải pháp 2. Đánh giá giải pháp
3. Nhận thức và vận dụng phương pháp hành động vào bối cảnh mới
Sau khi tìm được giải pháp GQVĐ, sắp xếp trình tự thực hiện, trình bày giải pháp. HS tự vấn: Lập luận chặt chẽ chưa? Trình bày khoa học, lôgic,
hợp lí chưa? Ở mỗi bước thực hiện, HS thường xuyên kiểm tra từng phép biến đổi, rà soát kết quả; chỉ công nhận những điều thật rõ ràng và đã được tính
toán thật cẩn thận.
Phân tích về tính đúng đắn, tối ưu của phương thức GQVĐ, nhìn thấy
pháp khác. Nhận thức và vận dụng PP hành động vào bối cảnh mới (nêu vấn đề tương tự hoặc vấn đề tổng quát của vấn đề đã giải quyết).
Câu hỏi đặt ra: Giải pháp đúng chưa? Kết quả có đúng không? Vì sao? Từng bước trong quá trình GQVĐ, việc tính toán đã đúng chưa? Đã xét đầy đủ các trường hợp chưa?
HS thực hiện các nội dung và tự trả lời các câu hỏi trong mỗi giai đoạn
của quá trình GQVĐ. Qua hoạt động GQVĐ trong mỗi giai đoạn năng lực GQVĐ của HS được bộc lộ. Khi gặp khó khăn, chướng ngại, câu hỏi lại xuất
hiện để HS tìm cách trả lời. (HS cũng có thể tự đặt ra các câu hỏi cho từng
vấn đề cụ thể).