năng lực giải quyết vấn đề
1.4.4.1. Hoạt động tư duy, suy luận logic
Vấn đề biểu thị bởi một hệ thống những mệnh đề, phương pháp GQVĐ
là cách thức giải quyết vấn đề đó. Phương pháp có thể được tích lũy trong quá
trình học tập, nghiên cứu và từ kinh nghiệm sống. Muốn thực hiện phương
pháp này, HS bắt buộc phải tư duy về bài toán Vật lí, mối liên hệ giữa các dữ
kiện đồng thời phải có suy luận logic mới có thể phát hiện vấn đề và đề xuất
các giải pháp GQVĐ.
Với một vấn đề cụ thể, nếu có được tư duy và suy luận logic thì HS thuận lợi tiến hành nhiều hoạt động tìm tòi, khám phá phát hiện giải pháp GQVĐ.
1.4.4.2. Hoạt động liên tưởng và tổng hợp kiến thức
Sự phát triển nhận thức là quá trình tích lũy các mối liên tưởng. Số lượng các mối liên tưởng và sự linh hoạt khi liên tưởng trong học vật lí là một
trong những cơ sở để phân định trình độ nhận thức, phân định năng lực GQVĐ của HS.
Trong Vật lí, sự liên tưởng giữa tình huống được xét và kho “lưu trữ”
các dữ liệu HS tích lũy được. Hoạt động liên tưởng các mối quan hệ, tổ chức
tổng hợp kiến thức đã học trong tiến trình hoạt động nhằm phát hiện ra mối
quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán để phát hiện giải pháp GQVĐ.
Quá trình học tập, HS đã tích lũy được vốn kiến thức, kĩ năng nhất định. Trước một VĐ cần giải quyết, HS cần tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để GQVĐ đặt ra. Điều đó phụ thuộc nhiều vào khả năng chọn
lọc của HS.
Hoạt động liên tưởng và tổng hợp kiến thức của mỗi HS là khác nhau. Cùng giải quyết một vấn đề, có người liên tưởng và tổng hợp được nhiều định
luật, khái niệm, công thức,…, và nhiều thao tác tư duy giúp họ GQVĐ nhanh
và tốt hơn. Trái lại, do NL yếu, kiến thức, kĩ năng tích lũy không được bao nhiêu, đối với những HS này, việc liên tưởng và tổng hợp kiến thức ít thậm
chí là không có, tất nhiên họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi GQVĐ.
1.5. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí