Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Có th ể dựa trên quá trình GQV Đ của HS để xây dựng tiêu chí ĐG năng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN"-VẬT LÍ 12 NÂNG CAO 10600967 (Trang 39 - 44)

lực GQVĐ của HS. Căn cứ trên các tiêu chí về hành vi đối với các thành tố

của năng lực GQVĐ chúng ta có thể xây dựng tiêu chí ĐG năng lực GQVĐ như sau:

Gồm 5 tiêu chí:

- Tiêu chí 1: Phân tích và hiểu đúng vấn đề (2 điểm): Học sinh nhận

diện được vấn đề, hiểu đúng các đại lượng trong vấn đề, hiểu được mối quan

hệ giữa các đại hượng đó

- Tiêu chí 2: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề (2 điểm): Phát hiện được giải pháp giải quyết vấn đề đưa ra kết quả đúng, tiêu chí cụ thể:

- Tiêu chí 3: Lập luận vấn đề (2 điểm): Lập luận vấn đề logic, chặt chẽ và chính xác đến kết quả cuối cùng.

- Tiêu chí 4: Đánh giá giải pháp (2 điểm): Đánh giá nhận xét sau mỗi bước thực hiện giải pháp, có thể đề xuất giải pháp khác cũng cho kết quả đúng.

- Tiêu chí 5: Vận dụng vào bối cảnh, vấn đề mới (2 điểm): Có thể đề

xuất vấn đề tương tự và đưa ra giải pháp giải quyết.

Bảng 1.2. Khung tiêu chí tham chiếu

Tiêu chí Tiêu chí chất lượng hành vi Tỉ lệ

điểm

Học sinh hiểu đúng vấn đề 2

Hiểu chưa thật đúng vấn đề, còn sai sót nhỏ 1 Hiểu chưa thật đúng vấn đề, còn sai sót, ảnh hưởng nhiều đến việc tìm giải pháp

0.5 Phân tích và hiểu

đúng vấn đề

Hiểu sai vấn đề 0

Giải pháp đúng 2

Giải pháp đúng, tuy nhiên còn có thiếu sót nhỏ 1 Giải pháp đúng, nhưng chưa cụ thể, không chi tiết 1

Có đưa ra giải pháp, nhưng chưa đúng 0.5

Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề

Giải pháp sai hoặc chưa có giải pháp 0 Lập luận chặt chẽ, logic và chính xác 2 Lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu lôgic, tính toán chưa hoàn toàn chính xác

1 Lập luận vấn đề

Không biết lập luận, tính toán sai 0

Có nhận xét sau khi thực hiện giải pháp và đưa ra

các giải pháp đúng khác (nếu có)

2

Có nhận xét sau khi thực hiện giải pháp nhưng không chính xác, đầy đủ

1

Đánh giá giải

pháp

Không có nhận xét sau khi thực hiện giải pháp 0

Nêu được vấn đề tương tự và đưa ra giải pháp đúng

2

Nêu được vấn đề tương tự nhưng chưa đưa ra được giải pháp giải quyết đúng

1 Vận dụng vào bối

cảnh, vấn đề mới

Không nêu được vấn đề tương tự 0

Học sinh có các mức độ đạt được về năng lực giải quyết vấn đề như

sau:

- Mức 1: Học sinh có năng lực giải quyết vấn đề tốt là đạt từ 8,0 điểm

- Mức 2: Học sinh có năng lực giải quyết vấn đề Khá nếu đạt từ 7,0

điểm đến dưới 8,0 điểm và yêu cầu năng lực hiểu vấn đề phải đạt 2 điểm.

- Mức 3: Học sinh có năng lực giải quyết vấn đề trung bình nếu đạt từ 5,0 điểm đến dưới 7,0 điểm và yêu cầu năng lực hiểu vấn đề phải đạt 2 điểm.

- Mức 4: Học sinh không có năng lực giải quyết vấn đề hoặc năng lực

giải quyết vấn đề yếu kém nếu điểm dưới 5,0 hoặc hiểu sai vấn đề, không đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề.

1.5.4. Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học

sinh.

1.5.4.1. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua điểm số

GV thiết kế bài KT gồm những câu hỏi yêu cầu HS phải lập luận để

phát hiện và GQVĐ, nhất là những bài toán tổng hợp yêu cầu phải hiểu sâu,

rộng kiến thức hoặc những bài toán thực có gắn với thực tiễn yêu cầu HS phải

liên hệ, sâu chuỗi kiến thức đã học. Như vậy GV nên dùng bài kiểm tra tự

luận với các bài toán gắn nhiều với thực tiễn. GV có thể thiết kế phần bài làm theo một mẫu yêu cầu HS phải thể hiện rõ năng lực GQVĐ.

Phần đề kiểm tra và phiếu trả lời có thể thiết kế như sau:

Bảng 1.3. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực GQVĐ của HS ĐỀ KIỂM TRA MÔN... Thời gian:... Họ và tên học sinh:... Lớp... I. Phần đề bài II. Phần bài làm

1. Phần 1: Hiểu vấn đề (Em ghi rõ em hiểu vấn đề trong đề bài như thế nào, nêu rõ đây là dạng bài nào, các dữ kiện đã cho là gì và bài toán yêu cầu gì)? ... ...

dùng để giải quyết vấn đề trong đề bài trên)?

... 3. Phần 3: Lập luận logic (Em hãy trình bày lời giải của vấn đề trên)?

... 4. Phần 4: Đánh giá giải pháp (Em có nhận xét gì về bài làm của mình và vấn đề n

...

5. Phần 5: Vận dụng vào tính huống mới (Em hãy nêu một vấn đề tương tự vấn đề tr

...

Thông qua điểm số này và qua nhiều bài kiểm tra GV có thể ĐG được năng lực GQVĐ của HS một cách tổng thể hoặc có thể ĐG từng thành tố năng lực GQVĐ của HS.

1.5.4.2. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua sản phẩm học tập của

học sinh

Một trong những phương pháp ĐG chuẩn xác năng lực GQVĐ của HS

là thông qua các sản phẩm học tập như các dự án học tập, các báo cáo tiểu

luận.

GV giao cho HS thực hiện báo cáo về một VĐ trong học tập hoặc trong

thực tiễn và yêu cầu báo cáo theo mẫu gồm các thành tố của năng lực GQVĐ.

Mẫu có thể thiết kế như sau:

Bảng 1.4. Mẫu báo cáo

BÁO CÁO

Tên chủ đề: ... 1. Em hiểu về chủ đề này như thế nào?

...

2. Để giải quyết được vấn đề trong chủ đề này em đề xuất giải pháp hữu

hiệu nào?

... 3. Em hãy viết một báo cáo khoảng 15 - 30 dòng nói về việc giải quyết vấn

đề đươc nêu trong chủ đề trên?

... 4. Em có nhận xét gì về chủ đề em được giao và em gặp khó khăn gì trong quá trình giải quyết vấn đề này? Em có thể đề xuất thêm một vài giải pháp

mà theo em vẫn giải quyết được vấn đề trên hiệu quả?

... 5. Chủ đề trên có liên quan đến các vấn đề khác trong cuộc sống và học tập

của em như thế nào?

...

Căn cứ vào báo cáo của HS nộp, GV có thể ĐG được năng lực GQVĐ

của HS đó và đưa ra những nhận xét và cách thức điều chỉnh PPDH.

1.5.4.3. Phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua quan sát

của giáo viên

Có thể sử dụng PP case - study để thực hiện ĐG năng lực GQVĐ thông

qua quan sát của GV.

Bước 1: Thông báo cho GV giảng dạy và GV dự giờ biết về tiêu chí

ĐG năng lực GQVĐ.

Bước 2: GV giảng dạy soạn giáo án và thực hiện tiến trình lên lớp theo

dạy học theo PP nêu và giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy cần đưa ra VĐ

cụ thể, yêu cầu HS phân tích và đưa ra giải pháp thực hiện; nhận xét cách giải

của các bạn và đưa ra lời giải mới cũng như yêu cầu HS nêu lên bài toán hoặc VĐ tương tự.

Bước 3: Tổ chức dạy và tiến hành quan sát HS.

Có thể cùng một giờ học quan sát nhiều HS nhưng ở nhiều thành tố năng lực GQVĐ khác nhau. Quá trình quan sát HS được tiến hành nhiều lần

trong nhiều giờ học và ghi thành nhật kí. Dùng kết quả quan sát được để ĐG

kết quả năng lực GQVĐ của HS.

Bảng 1.5. Phiếu quan sát năng lực của học sinh

PHIẾU QUAN SÁT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINHHọ và tên học sinh:...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN"-VẬT LÍ 12 NÂNG CAO 10600967 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)