nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với phương sai như nhau” theo
công thức: 2 2 TN DC TN DC TN DC x x t S S n n - = +
3.3.5.2. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính
Xử lí thông tin từ các phiếu điều thu được GV và HS, kết quả quan sát được từ các tiết học TNSP để đưa ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm.
Để triển khai thực nghiệm sư phạm, chúng tôi chuẩn bị tài liệu sau:
- Giáo án 2 bài với bốn tiết học đã được thiết kế ở chương 2 theo các tiêu chí ĐG năng lực GQVĐ, đó là:
+ Giáo án số 1: Bài 1. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định. (2 tiết)
+ Giáo án số 2: Bài 2. Phương trình động lực học của vật rắn quay
quanh một trục cố định. (2 tiết)
- Các phiếu đánh giá, bài báo cáo và các bài kiểm tra sau TNSP:
Để có căn cứ ĐG, sau khi TNSP chúng tôi tiến hành kiểm tra HS ở các nhóm TN và ĐC bằng bài kiểm tra được thiết kế theo hình thức ĐG năng lực
GQVĐ của HS (phụ lục 3), tiến hành chấm và ĐG năng lực GQVĐ của HS đồng thời so sánh chất lượng giữa hai nhóm TN và ĐC.
3.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy đồng thời với 2 nhóm TN và ĐC với 2 bài: Bài 1. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định; Bài 2: Phương trình
động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định. Trong đó nhóm TN dạy theo các giáo án đã soạn trong chương 2, còn nhóm ĐC dạy theo giáo án
cũ do GV dạy TNSP tự soạn và giảng theo phương pháp truyền thống.
Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật, quy trình ĐG năng lực GQVĐ và sử dụng khung tiêu chí mà luận văn đưa ra để đánh giá năng lực GQVĐ của
HS trong DHVL ở trường THPT. Chúng tôi trao đổi và giải thích cho các GV
dạy Vật lí các lớp TN hiểu rõ về các nội dung:
- Ba giai đoạn của quá trình GQVĐ.
- Các thành tố của năng lực GQVĐ.
- Khung tiêu chí.
- Các phương pháp, kĩ thuật, quy trình đánh giá năng lực GQVĐ.
Các nội dung sẽ tiến hành TN cũng đã được chúng tôi triển khai đến
HS của các lớp TN, đặc biệt hướng dẫn thật kĩ lưỡng cho HS quá trình giải
quyết một vấn đề, khung tiêu chí và các kĩ thuật ĐG.
Hoạt động đánh giá năng lực GQVĐ của HS đã được tiến hành:
a) Trong giờ dạy: GV đưa ra các VĐ yêu cầu HS giải quyết. Để giải
quyết được VĐ, GV phải đưa ra các câu hỏi gợi mở đã chuẩn bị sẵn trong
giáo án dẫn dắt HS GQVĐ hiệu quả. Thông qua vấn đáp, GV chủ động quan sát HS được vấn đáp và bao quát HS khác ít nhất một lần. Khi GV tổ chức
cho HS hoạt động theo nhóm, GV quan sát quá trình GQVĐ của các nhóm,
mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác ĐG. GV nhận xét và ghi vào phiếu đánh giá.
b) Làm bài kiểm tra: Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 1 tiết khi kết thúc chương (HS thực hiện GQVĐ vào Giấy kiểm tra). Với tiết bài tập GV
yêu cầu HS hoàn thành Phiếu đánh giá các thành tố năng lực. GV chấm điểm
c) Nhiệm vụ về nhà: Sau mỗi một tiết lí thuyết trên lớp GV giao nhiệm
vụ cho HS về nhà viết một bài báo cáo nhỏ về các chủ đề được giao. HS thực
hiện nhiệm vụ và nộp bài báo cáo trong các tiết sau, GV chấm điểm.
3.4.3 Chọn mẫu thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan và tính phổ biến của các mẫu thực nghiệm, chúng
tôi chọn các HS có học lực tương đương của các lớp 12A3, 12A4, 12A6 , 12A8 thành 2
nhóm TN và ĐC. Do đó để chọn được hai nhóm ĐC và nhóm TN tương đương nhau
nhằm thỏa mãn yêu cầu TNSP chúng tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
- Trao đổi với các GV vật lí phụ trách dạy khối 12 để biết tình hình học
tập môn vật lí của các em ở các lớp.
- Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 12.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn mẫu:
Bảng 3.1: Sĩ số và phân bố điểm kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 12
của nhóm lớp TN, ĐC (đã làm tròn) Nhóm Tổng số HS Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN: Lớp 12A3, 12A4 81 fi (TN) 0 1 3 3 21 20 14 12 3 4 ĐG: Lớp 12A6, 12A8 80 fi (ĐC) 0 1 5 5 19 21 13 10 5 1
Nhìn vào đa giác đồ 3.1 chúng ta thấy đỉnh của hai đa giác đồ gần ngang nhau điều này chứng tỏ chất lượng của nhóm TN và nhóm ĐC ở các lớp là tương đương nhau.
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Phân tích định tính
3.5.1.1. Phân tích chung tình hình hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
trong các tiết dạy thực nghiệm sư phạm