Bảng 1.1. Kết quả đầu ra về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Thành tố Chỉ số hành vi Phân tích tình huống Phát hiện vấn đề Phát hiện và làm rõ vấn đề Biểu đạt vấn đề
Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề Đề xuất các giải pháp Đề xuất và lựa chọn giải pháp Lực chọn giải pháp phù hợp Thực hiện giải pháp Đánh giá giải pháp Thực hiện và đánh
giá giải pháp giải
quyết vấn đề Nhận thức và vận dụng phương pháp hành động vào
bối cảnh mới
1.5.2.1. Phát hiện và làm rõ vấn đề
NL phát hiện và làm rõ vấn đề gồm các NL thành phần: Phân tích tình huống và phát hiện vấn đề; biểu đạt vấn đề, toán học hóa vấn đề;…Phát hiện
và làm rõ được vấn đề có vai trò rất quan trọng trong quá trình GQVĐ. Nhiều
HS không giải quyết được VĐ vì không phát hiện và làm rõ được vấn đề.
- Phân tích tình huống và phát hiện vấn đề: Một tình huống đặt ra, trước hết HS phải phát hiện tình huống đó đối với mình có phải là vấn đề
vấn đề như: Tình huống đột biến, tình huống bất ngờ, tình huống xung đột,
tình huống bác bỏ, tình huống lựa chọn,... Nếu là vấn đề thì nó thuộc dạng
nào là bài tập chứng minh, bài tập tìm tòi, hay bài tập thực thành,…
- Biểu đạt vấn đề: Sau khi đã nhận dạng HS phải nghiên cứu kĩ để biểu đạt vấn đề: Nêu được dữ kiện (giả thiết), yêu cầu (kết luận) của vấn đề, vẽ
hình, viết điều kiện dưới dạng công thức (nếu cần). Biết tóm tắt vấn đề (đôi
khi dùng hình vẽ, mô hình).
- Toán học hóa vấn đề Vật lí: Các bài tập Vật lí luôn luôn gắn kết chặt
chẽ với thực tiễn và giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Tuy nhiên để giải các bài toán Vật lí này không những HS phải có tri thức Vật lí
mà HS cần trau dồi NL giải toán học: Chuyển đổi bài toán Vật lí về hình thức, đối tượng, hiện tượng của vấn đề có liên quan đến toán học.
1.5.2.2. Đề xuất và lựa chọn giải pháp
NL đề xuất và lựa chọn giải pháp bao gồm các thành phần: Dự đoán và suy diễn; kết nối kiến thức, kĩ năng đã có và tri thức cần tìm để GQVĐ;…
-Dự đoán và suy diễn: Trong học Vật lí, HS GQVĐ năng lực dự đoán
và suy diễn của họ được bộc lộ. Đứng trước một vấn đề, HS biết xem xét, nghiên cứu và dự đoán giải pháp GQVĐ. HS mò mẫm, thử một số trường
hợp, từ đó hình thành dự đoán. Dự đoán đó là cơ sở để HS suy diễn, phát hiện
giải pháp GQVĐ. Tuy nhiên, điều dự đoán không phải bao giờ cũng giải
quyết đúng đắn vấn đề đặt ra. Để có được giải pháp đúng GQVĐ hoàn chỉnh,
HS cần phải KT lại điều dự đoán tránh sa vào “ngõ cụt” trong quá trình
GQVĐ.
- Tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã có và tri thức cần tìm để GQVĐ
Sau khi tìm hiểu kĩ vấn đề, HS phân tích và xử lí các thông tin của vấn đề; tiến hành trích xuất, giải mã các thông tin sẽ tạo ra một số “sơ đồ” thích
hợp trong bộ nhớ. HS kết nối các thông tin của vấn đề với các thông tin được lưu trữ trong sơ đồ hiện có, một số sơ đồ được lựa chọn. Nếu không tìm thấy được sơ đồ phù hợp, một sơ đồ tổng quát hơn sẽ được kích hoạt. Bằng cách
liên quan được tìm thấy trong bộ nhớ. Các em thực hiện các thao tác phân tích
các yếu tố, tổng hợp các thông tin của vấn đề; dự đoán, liên tưởng kết nối tri
thức cần tìm với kiến thức, kĩ năng đã có.Đó có thể là vấn đề tương tự, vấn đề có liên quan, vấn đề tổng quát, vấn đề đặc biệt,…, của vấn đề cần giải
quyết. Dùng suy luận vật lí, biến đổi toán học (nếu cần thiết) HS phát hiện được giải pháp GQVĐ.
1.5.2.3. Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề
NL thực hiện và ĐG giải pháp GQVĐ bao gồm các thành phần: Trình bày giải pháp GQVĐ, phát hiện giải pháp khác, nhận thức và vận dụng phương pháp hành động vào bối cảnh mới,…
- Trình bày giải pháp GQVĐ: Xác định quy trình để thực hiện giải pháp GQVĐ bao gồm nội dung các công việc cần thực hiện và trình tự để thực hiện
các công việc đó theo những quy tắc lôgic, rõ ràng. HS xác lập được quy trình thực hiện giải pháp GQVĐ đúng đắn, họ sẽ đi đúng hướng GQVĐ, không bỏ
sót công việc cần thiết, nhiều khi bỏ sót một công việc nào đó sẽ không giải
quyết được vấn đề hoặc giải quyết không đầy đủ các yêu cầu vấn đề đặt ra.
Nếu không xác lập được quy trình thực hiện giải pháp GQVĐ; có thể dẫn đến
GQVĐ luẩn quẩn, mất thời gian, không đem lại hiệu quả. Trong khi diễn đạt
giải pháp GQVĐ, HS tiến hành kiểm tra tính lôgic, chặt chẽ và sự đúng đắn
của mỗi bước, từng phép tính, từng chi tiết. Diễn đạt giải pháp GQVĐ một cách tương đối chi tiết, lôgic và chặt chẽ, ngắn gọn, chính xác.
- Phát hiện giải pháp khác: ĐG việc chọn lựa giải pháp, công cụ phù hợp hay chưa? Giải pháp đã chọn là tối ưu hay còn hạn chế gì? Còn giải pháp nào
hay hơn không? Trong quá trình GQVĐ, câu hỏi tự nhiên luôn nảy sinh là: vấn đề này có liên quan đến một vấn đề nào khác hay không? Qua các hoạt động liên
tưởng, chuyển hóa đối tượng,…, làm rõ mối liên hệ giữa vấn đề cần giải quyết
và vấn đề đã có giải pháp giải quyết. Từ đó, có thể sử dụng khía cạnh nào đó của
vấn đề này, phát hiện giải pháp khác GQVĐ.
- Nhận thức và vận dụng phương pháp hành động vào bối cảnh mới: vấn đề đặt ra đã được giải quyết; nếu thay đổi, thêm, bớt điều kiện,…, có thể
dẫn đến một vấn đề mới hay không? Câu hỏi này gợi ý cho HS ý tưởng sáng
tạo. HS biết vận dụng sáng tạo các tri thức thu nhận được để tìm ra vấn đề
mới và giải quyết được vấn đề đó. Tìm được một bài toán vật lí mới vừa bổ
ích lại vừa có thể giải được, không phải là việc dễ, cần phải có kinh nghiệm,
sở trường, may mắn.
1.5.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinhCó thể dựa trên quá trình GQVĐ của HS để xây dựng tiêu chí ĐG năng