Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Một phần của tài liệu SO SÁNH THựC TRẠNG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀICHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VỚI YÊU CÀU CỦACHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ, CHUẨN MựCVÀ QUY ĐỊNH KẾ TOÁN VIỆT NAM 10598551-2389-012202.htm (Trang 31 - 33)

Giai đoạn này là giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đối mới kinh tế đất nước, là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa với sự quản lý của Nhà nước. Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế cũng như sự hội nhập kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đòi hỏi phải được đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ và triệt để cả nội dung lẫn hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường và từng bước hòa nhập với các nguyên tắc, chuẩn mực, thông lệ chung về kế toán phổ biến của các nước trên thế giới và trong khu vực.

Ngày 01/01/1995 Quyết định số 1141/TC/CĐKT đã được ban hành, theo đó hệ thống BCTC gồm:

- Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN);

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DN); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN);

- Thuyết minh BCTC (mẫu B09-DN).

Ngày 25/10/2000 BTC ban hành hệ thống BCTC theo Quyết định số 167/2000/ỌĐ-BTC đã bổ sung và chỉnh sửa Quyết định số 1141/TC/CĐKT nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn nền kinh tế nước ta có những thay đối lớn, toàn diện,

do đó nội dung kinh tế tài chính phát sinh rất phong phú và phức tạp. Đặc biệt khi các

luật thuế mới được ban hành (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...) thì hệ thống BCTC đã bộc lộ một số khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin liên quan đến quá trình kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Hệ thống BCTC này đã khắc phục được phần nào hạn chế của hệ thống trước, đã phản ánh khá đầy đủ các sự kiện kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt

được sự tin cậy cho các đối tượng bên trong và bên ngoài DN. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhất định về nội dung và phương pháp lập. Vì thế:

Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng BTC ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 4 CMKT đợt 1, bao gồm: Chuẩn mực số 02, Chuẩn mực

số 03, Chuẩn mực số 04, Chuẩn mực số 14. Theo đó hệ thống BCTC với 4 mẫu biểu có những thay đổi ở Biểu 01-DN - Bảng cân đối kế toán và Biểu 02 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kèm theo đó ngày 09/10/2002 BTC đã ban hành Thông

tư số 89/2002/TT - BTC để hướng dẫn kế toán thức hiện 4 CMKT được công bố. Đợt 2, ngày 31/12/2002 06 CMKT được ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC gồm 6 chuẩn mực: Chuẩn mực số 01, Chuẩn mực số 06, Chuấn mực số 10, Chuấn mực số 15, Chuẩn mực số 16, Chuấn mực số 24.

Đợt 3, ngày 30/12/2003, Bộ trưởng BTC ban hành quyết định số 234/2003/ỌĐ-

BTC công bố 06 CMKT Việt Nam gồm: Chuẩn mực số 05, Chuẩn mực số 07, Chuấn

mực số 08, Chuẩn mực số 21, Chuẩn mực số 25, Chuẩn mực số 26, BTC đã ban hành

Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 để bổ sung thêm một số chỉ tiêu trên hệ thống BCTC đầy đủ hơn.

Đến ngày 15/02/2006 06 CMKT đợt 4 được Bộ trưởng BTC ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 gồm: Chuẩn mực số 17, Chuẩn mực số 22, Chuấn mực số 23, Chuấn mực số 27, Chuẩn mực số 28, Chuẩn mực số 29.

Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC, hệ thống BCTC hiện hành ở

Việt Nam bao gồm BCTC năm và BCTC giữa niên độ. Như vậy, việc cải cách hệ thống kế toán cũng như hệ thống BCTC DN ở Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay đã đạt được những thành quả đáng kể. Việc soạn thảo, trình bày BCTC được đặt trong khuôn khổ pháp lý thống nhất và tương đối ổn định. Tuy nhiên, BCTC vẫn thiếu tính

Một phần của tài liệu SO SÁNH THựC TRẠNG TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀICHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VỚI YÊU CÀU CỦACHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ, CHUẨN MựCVÀ QUY ĐỊNH KẾ TOÁN VIỆT NAM 10598551-2389-012202.htm (Trang 31 - 33)