Theo VAS 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lương, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả” (đoạn 3). Với việc dựa vào IAS số 7 làm tiền đề soạn thảo VAS 24 và TT 200, nên về nội dung cả 2 chuẩn mực tương tự nhau.
TT 200 hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp bắt đầu từ lãi trước thuế cộng trừ các khoản điều chỉnh trong đó chênh lệch các khoản phải trả không bao gồm các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính về khoản mục giảm giá trị tài sản (điều 114). Tuy nhiên do TK 331 “Phải trả người bán” bao gồm các khoản phải trả thương mại do mua hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất và phải trả cho việc mua sắm TSCĐ. Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kế toán viên chỉ lấy số dư cuối kỳ trừ đi số dư đầu kỳ của tài khoản 331 này. Do vậy có thể làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lẫn với dòng tiền từ hoạt động đầu tư thậm chí cả với hoạt động tài chính.
Theo quốc tế quy định các khoản phải thu do bán sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của DN (IFRS 15) và các khoản phải thu, phải trả về các hoạt động tài chính (IFRS
9) các khoản phải thu đều được quy định trong CMKT khác nhau. Bởi vậy mà dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không thể bị lẫn lộn với dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Theo IAS hướng dẫn và theo đúng nguyên tắc về hoạt động kinh doanh của VAS, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2019 là 35 tỷ VND. Nếu công ty hoạt động bình thường, các nhà đầu tư sẽ dự đoán hằng năm dòng tiền từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ dư ra khoảng 35 tỷ VND để có thể tài trợ cho các hoạt động mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.
dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bị giảm sút. Làm cho các nhà đầu tư nghĩ rằng hoạt động kinh doanh thông thường của công ty này thu không đủ bù chi, dẫn đến cho rằng nếu tiếp tục DN sẽ không thể hoạt động.
• Về khái niệm “tương đương tiền”
Theo TT 200: Đây là các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao (không
quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không
có nhiều rủi ro thay đổi về giá trị (điều 114 mục 1).
Bên cạnh đó, về khái niệm này IAS 7 còn nêu ra các bổ sung như: các khoản tương đương tiền thông thường không bao gồm các khoản đầu tư vốn trừ khi đủ tiêu chuẩn là các khoản tương đương tiền. Các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản thấu chi (đoạn 8).
Theo quy định quốc tế, khái niệm tương đương tiền không có khoản đầu tư vào vốn nhưng TT 200 lại không đề cập rõ ràng vấn đề này.
3.2.3.1 Luồng tiền hoạt động kinh doanh
Tổng số luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là chỉ số chủ chốt, cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của DN từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Về cơ bản, TT 200 đưa ra các trình bày tương tự IAS 7 ngoài việc bổ sung một số khoản thu chi đặc biệt như thu do được hoàn thuế, các khoản chi trả tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế (điều 114). Bên cạnh đó, TT 200 cũng chỉ ra rằng các luồng
nằm trong sự xác định lợi nhuận hoặc các hoạt động đầu tư được định nghĩa một cách
hạn hẹp chỉ bao gồm số tiền gốc của các cổ phiếu được mua hay bán. Tương tự chi trả lãi vay cũng được xếp vào hoạt động kinh doanh dù bản thân số tiền vay là một phần của hoạt động tài chính. Lãi tiền vay nằm trong sự xác định kết quả và các hoạt động tài chính cũng được định nghĩa một cách hạn hẹp trong phạm vi chỉ bao gồm số
tiền gốc vay.
Bên cạnh đó, theo IAS 7, một số nghiệp vụ như việc bán một số máy móc có thể làm tăng khoản thu và được ghi nhận như là một khoản lợi nhuận. Luồng tiền từ những nghiệp vụ như thế được phân vào luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Tuy nhiên tiền chi trả cho việc sản xuất hoặc thu lại tài sản cho thuê từ người khác là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Tiền thu được từ việc cho thuê hay mua bán tài sản sau đó cũng là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Mặt khác, luồng tiền phát sinh từ hoạt động mua bán vật bảo đảm thương mại cũng được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
3.2.3.2 Luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Việc trình bày riêng luồng tiền từ hoạt động đầu tư là quan trọng do những luồng
tiền này tương ứng với phạm vi nguồn lực mất đi nhằm sinh ra lợi nhuận và dòng tiền
trong tương lai. Chỉ có những hao phí là tài sản được chấp nhận trên BCĐKT mới được phân loại như là một hoạt động đầu tư. Theo TT 200 những luồng tiền này thường đến từ việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền (điều 114). Theo IAS 7 dòng tiền thuộc hoạt động đầu tư là quan trọng vì các dòng tiền này phản ánh các khoản chi tiêu cho các nguồn lực tạo ra thu nhập và dòng tiền tương lai. Chỉ các khoản
3.2.3.3 Luồng tiền từ hoạt động tài chính
Việc trình bày riêng luồng tiền từ hoạt động tài chính là quan trọng vì chỉ tiêu này hữu ích trong việc dự báo các đòi hỏi về dòng tiền trong tương lai từ người cấp vốn cho DN. Luồng tiền này thường liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu vốn vay và VCSH của DN. Các hoạt động thu tiền của các hoạt động tài chính bao gồm số tiền thu được từ những người cho vay thông qua sự phát hành các trái phiếu, cổ phiếu và những dạng tương tự của nợ dài hạn và ngắn hạn, số lượng tiền thu được từ chủ sở hữu do việc bán cổ phần.
Các dòng chi tiền của các hoạt động tài chính bao gồm sự hoàn trả số tiền vay ngắn hạn hoặc dài hạn cho những người cho vay, mua lại các cổ phiếu của các chủ sở hữu của công ty, và chi trả bằng tiền cho các chủ sở hữu. Tiền trả cổ tức được xếp vào hoạt động tài chính chứ không phải hoạt động kinh doanh do lãi này không nằm trong sự xác định lãi kinh doanh.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và DN bảo hiểm
Ngoài các luồng tiền kể trên, TT 200 còn hướng dẫn chi tiết về việc phân loại luồng tiền từ hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng và các công ty bảo hiểm. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính
và DN bảo hiểm, các luồng tiền phát sinh có đặc điểm riêng. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tổ chức này phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động để phân
loại các luồng tiền một cách thích hợp. Đối với các DN bảo hiểm, tiền thu bảo hiểm, tiền chi bồi thường bảo hiểm và các khoản tiền thu vào, chi ra có liên quan đến điều khoản hợp đồng bảo hiểm đều được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Theo IAS 7 các dòng tiền thuộc một trong các hoạt động sau của tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở thuần: (a) nhận và thanh toán các khoản tiền gửi có kì hạn với
(c) Các khoản ứng trước, cho vay và thanh toán, thu hồi các khoản ứng trước, cho vay với khách hàng (đoạn 24). Có thể thấy quy định quốc tế quy định rõ ràng về cơ sở thuần để lập báo cáo cho các DN hơn so với quy định Việt Nam.
• Vấn đề tỷ giá hối đoái sử dụng trong các giao dịch ngoại tệ
IAS 7 sử dụng tỷ giá tại ngày lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, có thể sử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế như tỷ giá bình quân gia quyền trong kỳ (đoạn 26). Mặt khác, TT 200 lại sử dụng tỷ giá tại thời điểm phát sinh giao dịch. Theo quy định quốc tế phản ánh đúng giá trị thị trường của khoản chênh lệch tỷ giá.
• Các luồng tiền đầu tư vào công ty con, công ty liên kết
IAS 7 cho rằng khi hạch toán một khoản đầu tư vào công ty liên kết hoặc công ty con
sử dụng phương pháp giá gốc hoặc phương pháp VCSH, nhà đầu tư chỉ trình bày trên
báo cáo lưu chuyển tiền tệ các dòng tiền phát sinh giữa bên đầu tư và bên được đầu tư. Bên cạnh đó, đối với công ty đồng kiểm soát, việc trình bày phụ thuộc vào phương
pháp hợp nhất áp dụng (hợp nhất tỷ lệ và hợp nhất theo phương pháp VCSH) khi báo
cáo khoản đầu tư vào công ty đồng kiểm soát cho mục đích trình bày lưu chuyển tiền
tệ hợp nhất hợp lý. Việt Nam hiện nay chưa có các văn bản quy định cụ thể về chỉ tiêu này.