Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu 2303_011508 (Trang 29 - 34)

2 .1.3

2.3.Các công trình nghiên cứu có liên quan

Các nghiên cứu về lòng trung thành của nhân viên giúp các DN và nhà quản trị nhận thức được vai trò và tầm quan trọng khi tổ chức có được lòng trung thànhcủa nhân viên, những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.

2.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

Seema Mehta và các cộng sự (2010) đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành nhân viên khi nghiên cứu về lòng trung thành cụ thể như sau là: động lực (motivation), sự phát triển nghề nghiệp (career development), sự gắn bó (bonding), lãnh đạo (leadership) , sự đảm bảo trong công việc (job security) và cam kết với tổ chức (commitment).

Lambrou (2010) thực hiện nghiên cứu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động bao gồm các bác sĩ và nhân viên y tế ở bệnh

Tác giả

Đề tài nghiên cứu Thang đo động lực làm việc

16

viện Nicosia tại Cyprus. Nghiên cứu sử dụng công cụ đo lường động lực làm việc dựa theo lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow và lý thuyết hai yếu tố của Herzberg. Ket quả nghiên cứu có yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Đồng nghiệp; Thành tích đạt được; Đặc tính công việc và Tiền lương.

Afolabi và cộng sự (2018) đã nghiên cứu và phân tích các yếu tố thuộc về tổ chức ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế. Các yếu tố đó bao gồm: Quản lý và lãnh đạo; Tiền lương và tiền công thỏa đáng với hiệu suất; Phát triển chuyên môn; Sự thăng tiến; Điều kiện làm việc; Sự công nhận, đánh giá và khen thưởng; tình trạng công việc; Trách nhiệm và thành tích.

Tan và cộng sự (2011) cũng chỉ ra những quan điển tương đồng trong việc ảnh hưởng đến lòng trung thành của các nhân viên y tế trong trường hợp tại quốc gia Malaysia. Kết quả nghiên cứu yếu tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên của Tan và cộng sự cho thấy có 11 yếu tố bao gồm: (1) Lãnh đạo; (2) Công việc thú vị; (3) Quan hệ với đồng nghiệp; (4) Môi trường làm việc; (5) Công việc ổn định; (6) Thành tích; (7) Tiền lương; (8) Quan hệ với cấp trên; (9) Sự thăng tiến và phát triển; (10) Thương hiệu và văn hóa; (11) Sự công nhận.

2.3.2. Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, những khía cạnh về lòng trung thành của nhân viên đối với các tổ chức cũng đã được các tác giả trình bày trong những nghiên cứu sau:

Nghiên cứu khoa học cấp bộ về nhu cầu, sự thỏa mãn và gắn kết tổ chức tại Việt Nam (Trần Thị Kim Dung và Trần Hoài Nam, 2005) đã cho thấy sự trung thành là một trong những mấu chốt để gắn kết nhân viên với tổ chức. Các tổ chức sẽ có được lòng trung thành của nhân viên khi đáp ứng được các khía cạnh khác nhau liên quan đến: Bản chất công việc, Cơ hội đào tạo, thăng tiến, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Tiền lương, Phúc lợi, Điều kiện làm việc.

Trong nghiên cứu của Trần Đình Man Duy (2012) đã đề cập đến các yếu tố thù lao đến sẽ ảnh hưởng đến lòng trung thành gồm: mức lương, tăng lương, phúc lợi và cơ chế chính sách lương. Tuy nhiên, mức độ thỏa mãn của các yếu tố này tại doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh đang rất thấp dẫn đến mức độ trung thành của

17

nhân viên văn phòng trong nghiên cứu này với tổ chức cũng không cao. Do đó cần có những biện pháp cải thiện mức độ thỏa mãn tiền lương cho nhân viên nhằm gia tăng lòng trung thành của nhân viên.

Tác giả Lê Chí Công và Đỗ Thị Thanh Vinh Nghiên đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại các khách sạn cao cấp ở thành phố Nha Trang đã trình bày tại Hội thảo về khoa học quản trị 2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố có ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên với tổ chức: mối quan hệ với cấp trên, cơ hội đào tạo, mối quan hệ đồng nghiệp, chính sách phúc lợi và thương hiệu. Trong đó mối quan hệ với cấp trên là yếu tố then chốt tác động đến lòng trung thành của nhân viên.

Trần Thị Kim Dung và Trần Hoài Nam (2005)

Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân

viên và mức độ gắn kết với tổ chức - Bản chất công việc- Cơ hội đào tạo, thăng tiến - Lãnh đạo

- Đồng nghiệp - Tiền lương - Phúc lợi

- Môi trường làm việc - Điều kiện làm việc

Caroline Njambi (2014)

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và tác động của nó đến hiệu suất làm việc của nhân viên y tế tại Amref Health Africa ở Kenya

- Lương - Lãnh đạo

- Môi trường làm việc - Mối quan hệ với lãnh đạo - Cơ hội thăng tiến

- Đồng nghiệp - Sự công nhận

- Sự đối xử công bằng - Đào tạo và phát triển - Ý nghĩa công việc - Trao quyền

Seema Mehta và các cộng sự (2010)

Lòng trung thành của nhân viên đối

với tổ chức - Sự phát triển nghề nghiệp- Động lực - Sự gắn bó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự đảm bảo trong công việc - Lãnh đạo - Cam kết với tổ chức Lê Chí Công và Đỗ Thị Thanh Vinh (2013)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại các khách sạn cao cấp tại thành phố Nha

Trang

- Mối quan hệ với cấp trên - Cơ hội đào tạo

- Mối quan hệ đồng nghiệp - Chính sách phúc lợi - Phúc lợi

Tan và cộng sự (2011)

Lý thuyết và sự hài lòng trong công việc trong lĩnh vực bán hàng tại Malaysia

- Lãnh đạo

- Công việc thú vị

- Quan hệ với đồng nghiệp - Môi trường làm việc - Công việc ổn định - Thành tích

- Tiền lương

- Quan hệ với cấp trên - Sự thăng tiến và phát triển - Văn hóa

- Sự công nhận 18

19

Một phần của tài liệu 2303_011508 (Trang 29 - 34)