Phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu 2303_011508 (Trang 48 - 49)

Bước đầu tiên trong phân tích hồi quy đa biến là xem xét mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến. Nói chung cần phải xem xét mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập trong mô hình này. Để đạt được mục đích này, tác giả đã xây dựng ma trận tương quan Pearson giữa tất cả các biến. Sau đó thực hiện phân tích hồi quy đa biến. R2 à một ước lượng lạc quan về sự phù hợp của mô hình với dữ liệu, trong trường hợp có nhiều biến độc lập trong mô hình. Hệ số xác định R2 đã được chứng minh là một hàm không giảm theo số lượng biến độc lập đưa vào mô hình, tức là càng đưa vào mô hình nhiều biến độc lập thì R2 càng tăng. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng càng có nhiều biến không phải là phương trình thì càng phù hợp với dữ liệu. Trong trường hợp này, tác giả sử dụng R2 điều chỉnh để phản ánh tốt hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. Một số nhà nghiên cứu chứng minh rằng hệ số R2 hiệu chỉnh nằm trong khoản từ 0.5 đến 1 thì mô hình ở mức độ chấp nhận được.

Kiểm định F là kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Mô hình phù hợp nếu giá trị Sig của phép thử F <0,05 thì m. Ngược lại, nếu giá trị Sig > 0,05 thì mô hình không phù hợp với dữ liệu. Kiểm định t trong phân tích hồi quy nhằm mục đích kiểm tra ý nghĩa của các hệ số hồi quy. Đối với bất kỳ biến độc lập nào, nếu giá trị Sig của phép thử t<0,05 thì biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Ngược lại, biến độc lập sẽ không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc "Lòng trung thành của nhân viên".

Ý nghĩa của hệ số hồi quy không chuẩn hóa (B) được hiểu là khi biến độc lập tăng 1 thì các biến khác không ảnh hưởng đến sự thay đổi, và biến phụ thuộc tăng B đơn vị. Tác giả sử dụng giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy chuẩn hóa để xác định mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc, thay vì sử dụng hệ số không chuẩn hóa. Do các hệ số hồi quy không được chuẩn hóa nên có độ lệch chuẩn giữa các biến trong mô hình.

STT Đặc điểm Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 1 Giới tính Nam 106 43.6 Nữ 137 56.4

2 Thời gian làm việc tại công ty

Dưới 2 năm 84 34.6 2 - 5 năm 102 42.0 Trên 5 năm 57 23.5 3 Độ tuổi Dưới 24 tuổi 71 29.2 24 - 30 tuổi 95 39.1 Trên 30 tuổi 77 31.7 4 Trình độ học vấn THPT 64 26.3 Trung cấp 50 20.6 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày cụ thể quy trình nghiên cứu, phương pháp xây dựng thang đo cũng như thiết kế bảng câu hỏi. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính thảo luận với một thạc sĩ và 3 nhân viên đang làm việc trên 3 năm tại Công ty Hải Bình, bên cạnh đó cũng thảo luận nhóm với 10 nhân viên bất kỳ. Bảng câu hỏi được thiết kế để sàn lọc những đáp viên được khảo sát một cách phù hợp nhất. Ngoài ra, trình bày phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thu thập dữ liệu qua hai giai đoạn và mộtt số phương pháp phân tích dữ liệu khác.

34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu được bao gồm mô tả các biến định tính và định lượng, đánh giá và kiểm định các thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết của mô hình.

Một phần của tài liệu 2303_011508 (Trang 48 - 49)