Sản phẩm du lịch từ tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 30 - 35)

Tiềm năng phát triển du lịch đường sông:

Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An là một vùng cửa sông ven biển. Với vị trí địa lý như vậy, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống đường sông tại Hội An (với hệ thống luồng lạch gồm 43 km luồng chính, 11 km luồng phụ) đang trở thành một tiềm năng du lịch chiến lược của địa phương

Trong quá khứ, nhờ có hệ thống đường sông mở, giao nối với cửa biển, Hội An đã từng là một cảng thị trên bên dưới thuyền sôi động của xứ Đàng Trong, là một địa chỉ đỏ của con đường tơ lụa trên biển, với sự xuất hiện của những thương nhân nhiều nước trong khu vực châu Á đến buôn bán, làm ăn, sinh sống. Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường, cùng với các điều kiện tự nhiên, văn hóa, nhân văn khác, hệ thống đường sông ở Hội An lại một lần nữa khẳng định vị trí vai trò của mình, làm cho vùng đất này trở thành nơi có giá trị kinh tế đặc biệt, nhờ vào việc khai thác và phát huy tiềm năng du lịch sông nước, gắn với hệ thống cồn bãi, cảnh quan tự nhiên.

Trên thực tế, hiếm có một đô thị nào hội đủ một hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc như Hội An. Từ hệ sinh thái cửa sông đến vùng sông nước cùng với hệ thống cồn bãi, rừng ngập mặn dừa nước, tất cả được tổng hòa trong mối quan hệ mật thiết. Một điều đặc biệt chỉ có ở Hội An là hệ sinh thái trong vùng gắn liền với một chuỗi vệ tinh hết sức giá trị, chính là hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh phong phú, đa dạng, trong đó, nổi bật và tiêu biểu nhất là Khu phố cổ Hội An với hơn một ngàn di tích, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Đứng trước lợi thế như vậy, những năm qua, chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân thành phố đã khai thác những tiềm năng về du lịch đường sông. Một điển hình về du lịch đường sông ở Hội An khác phải kể đến là tuyến đường thủy sông Hoài, gắn liền với khu phố cổ. Năm 2014, Hội An được bầu chọn là một trong mười thành phố đẹp, có kênh đào nổi tiếng thế giới. Viết về Hội An, trang Touropia mô tả, “Nơi đây là một thương cảng quốc tế sầm uất từ thế kỷ XVI, là nơi giao thương của những thuyền buôn trong nước lẫn nước ngoài. Đôi khi, Hội An còn được ví như là “Venice của Việt Nam” bởi đặc trưng dòng kênh nhỏ chia đôi khu phố cổ”. Với lợi thế như vậy, tuyến đường sông này trở thành một tuyến huyết mạch, tâm điểm trong hoạt động du lịch sông nước tại Hội An. Để khai thác tiềm năng này, Hội An cũng đã chọn cách làm phù hợp, tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, làm nên nét riêng có, khác biệt với các loại hình du lịch sông nước ở nhiều địa phương. Không chỉ được biết đến là

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 25

cảnh quan tự nhiên như tiềm năng du lịch sông nước của các khu vực, vùng miền khác, dòng Sông Hoài còn được tạo thêm những giá trị độc đáo, bằng những sản phẩm du lịch văn hóa, nhân văn, thu hút du khách đến khám phá, tìm hiểu. Từ hoạt động của các ghe thuyền trên sông Hoài đến các sản phẩm du lịch như thả hoa đăng, cất rớ, ghe bầu phố Hội cùng cảnh sắc lung linh của phố, tất cả đã làm cho tuyến du lịch này hữu tình hơn, không trùng lặp với bất kỳ một “dòng sông du lịch” nào trên thế giới.

Một tiềm năng du lịch mang tính trung gian, kết nối giữa hai Di sản Văn hóa thế giới và Khu sinh quyển Cù Lao Chàm phải kể đến là hệ thống hạ lưu sông Thu Bồn, chảy quanh địa bàn thành phố Hội An, cùng với đó là hệ thống cồn bãi, các di tích vùng ven, các làng nghề nổi tiếng, những cù lao xanh nằm rãi rác ven sông nước. Theo tuyến này, du thuyền chở khách từ phố cổ Hội An, đi thăm các làng nghề Gốm Thanh Hà, Mộc Kim Bồng, ghé về bãi bồi trồng bắp Cẩm Nam, xuôi dòng xuống khu vực rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh, về cảng Cửa Đại để khởi hành ra Cù Lao Chàm. Trên tuyến du lịch kết nối, liên thông liên vùng đường sông này, các làng nghề truyền thống và rừng dừa Bảy Mẫu, cùng hệ thống di tích lịch sử văn hóa vùng ven đã trở thành những địa chỉ đỏ, thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan tìm hiểu. Nhiều tour tuyến của các doanh nghiệp đã được mở ra, mang đến sinh kế cho cộng đồng cư dân các xã phường ven sông, ven biển.

Du lịch đường sông trên sông Hoài

Du thuyền trên sông Hoài là một trong những hoạt động giải trí đặc trưng thu hút du khách khi du lịch Hội An. Bởi giữa bộn bề cuộc sống, khoảnh khắc được thả hồn trên sông Hoài, hít khí trời trong lành, ngắm phố cổ bình yên mỗi sớm hay lung linh huyền ảo mỗi đêm như quên hết những muộn phiền âu lo, tái tạo nguồn năng lượng tràn đầy, một tinh thần tươi mới là điều vô cùng quý giá mà không phải điểm đến du lịch nào cũng làm được.

Chẳng biết từ bao giờ, hoạt động đi thuyền trên sông Hoài trở thành một nét văn hóa đặc trưng nơi phố cổ mà bất cứ ai khi du lịch Hội An Đà Nẵng cũng đều muốn trải nghiệm một lần.

Dịch vụ đi thuyền trên sông Hoài phục vụ du khách từ lúc sáng sớm cho đến tối khuya. Mỗi thời điểm đi thuyền sẽ có những điều thú vị riêng. Nếu lúc sớm tinh mơ, bạn được ngắm bình minh lên, hít trọn không khí mát lành và sở hữu cho mình nhức bức ảnh phong cảnh thiên nhiên trong lành giữa nguồn ánh sáng tự nhiên tràn đầy sức sống thì khi đêm xuống, bạn sẽ thấy xao lòng trước vẻ

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 26

đẹp lung linh của thứ ánh sáng đa tầng đủ sắc chiếu từ trên phố xuống lòng sông, vô cùng lãng mạn và an yên.

Hành trình cho chuyến đi thuyền trên sông Hoài sẽ có sự khác nhau giữa ban ngày và đêm. Nếu như ban đêm ban chỉ được dạo quanh khu phố cổ và thả đèn hoa đăng trên sông thì khi đi thuyền vào ban ngày, bạn sẽ được đưa xuôi dọc dòng sông qua khu phố cổ, qua các làng nghề truyền thống đến rừng dừa Bảy Mẫu, những cánh đồng lúa bạt ngàn và kết thúc chiều đi ở cửa biển Cửa Đại

Người dân Phố cổ ngoài việc mưu sinh bằng nghề thủ công, bằng các gánh hàng rong thì chèo thuyền đưa khách thăm quan khi du lịch Hội An Đà Nẵng cũng chiếm một phần không nhỏ. Hội An đẹp nhất là khi về đêm – đó là điều không ai có thể phủ nhận khi đã từng du lịch Hội An về đêm.

Đặc biệt vào những ngày rằm, khi ánh đèn điện tắt đi, phố chỉ còn ánh sáng của trăng trên trời cao, của tầng tầng lớp lớp đèn lồng trên phố và hàng trăm chiếc đèn hoa đăng chập chờn dưới sông Hoài. Tất cả hòa điệu vào nhau tạo nên một vẻ đẹp lung linh đầy sắc màu làm bất cứ ai cũng phải xao lòng.

Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng

Rừng dừa Bảy Mẫu (Cẩm Thanh, Hội An) là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, được ví như “Nam Bộ trong lòng phố Hội” với không gian xanh mát của bạt ngàn dừa nước, trải rộng tới tận Cửa Đại. Đây cũng là nơi hội tụ của 3 dòng sông lớn là Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng, tạo nên khung cảnh sông nước hữu tình giữa bao la mây trời.

Ngày nay, rừng dừa Bảy Mẫu đã sinh sôi nảy nở hơn 100 mẫu, những hố bom sâu hoắm trong chiến tranh nay đã được lấp đầy bởi màu xanh của thảm dừa đang vươn lên mạnh mẽ. Một bức tranh nông thôn mới của làng quê yên bình đầy sức quyến rũ. Cùng với đó, những mô hình du lịch cộng đồng đưa khách trải nghiệm cuộc sống vùng rừng dừa Hội An cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân.

Rừng dừa Bảy Mẫu có hệ sinh thái ngập mặn gần biển trù phú, là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật có giá trị, nhất là tôm, cua, cá và các loài động vật thân mềm, cùng một số loài chim. Nơi đây còn đóng vai trò như một máy lọc sinh học, giúp làm trong sạch nguồn nước. Đến với khu du lịch sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu sẽ là dịp để bạn hòa mình vào không gian trong lành và tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như:

Tour du lịch rừng dừa Bảy Mẫu bằng thuyền thúng, tự tay hái trái dừa nước, xem ngư dân trình diễn lắc thúng, múa hát bả trạo; Thử trổ tài câu cua, quăng chài bủa lưới bắt cá như một ngư dân thực thụ.

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 27

Theo kinh nghiệm du lịch rừng dừa Bảy Mẫu, bạn có thể ghé vào các tiểu khu sinh thái ở đây như Tuấn Liên (Hội An Eco Discovery), Khoa Trần (JackTran’s Eco-tours)... chơi các trò chơi dân gian kéo co, đi cầu khỉ, nhảy bao bố, bịt mắt đập niêu vui nhộn; Trượt cáp, chèo xuồng, kéo ró, thư giãn câu cá trên những căn chòi lợp lá mát rượi; Đạp xe, hay ngồi lắc lư trên xe trâu dạo quanh làng quê yên bình...

Giá vé rừng dừa Bảy Mẫu: hiện chưa thu phí tham quan. Du khách chi trả theo các loại tour rừng dừa Bảy Mẫu.

Bảng 1.2.2.1. (1) Số bậc và chỉ tiêu đánh giá từng bậc:

Độ hấp dẫn Hấp dẫn

Sức chứa khách du lịch Lớn (500 – 1000 người/ngày)

Tính an toàn Khá an toàn

Độ bền vững Ít bền vững

Khoảng cách của điểm du lịch Rất thuận tiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CSHT và CSVCKT du lịch Trung bình

Thời gian khai thác Rất dài (>250 ngày/năm)

Thu nhập hấp dẫn từ các dịch vụ kinh doanh du lịch khiến rừng dừa đang bị triệt hạ ở mức báo động. Chính là sự quản lý lỏng lẻo trong việc xây dựng, cơi nới, lấn chiếm rừng dừa, dẫn tới hệ lụy phá vỡ không gian xanh. Diện tích rừng dừa đang ngày càng bị thu hẹp. Nằm trong vùng đệm và đang được đưa vào vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, rừng dừa Bảy Mẫu có nguy cơ xóa sổ. Trước đây, cả rừng dừa chỉ có 3 con lạch, bây giờ thì quá nhiều lạch, tất cả đều mở tự phát để dẫn đón khách du lịch. Rừng dừa không chỉ bị lấn chiếm, cơi nới…, mà điều đáng nói là các cơ quan chức năng của TP.Hội An đã cấp phép tùy tiện cho việc xây dựng những khu biệt thự, công trình cao tầng - như những gã khổng lồ xuất hiện giữa rừng, làm ngơ đánh giá tác động về môi trường.

Việc xâm hại rừng dừa nước để xây dựng nhà hàng, resort, các khu vui chơi… chỉ là bề nổi. Bởi trên thực tế, sau nhiều lần đi kiểm tra, các cơ quan liên quan phát hiện rằng, chính cách làm du lịch tự phát ở đây đã làm suy giảm nghiêm trọng toàn hệ sinh thái.

Việc biểu diễn lắc thúng đã gây tác động xấu đến việc sinh sản của cá trong rừng dừa nước. Hiện tại, điểm biểu diễn lắc thúng nằm ở khu vực có nhiều rong - là môi trường rất thuận lợi để cá vào sinh sản. Vào khoảng tháng 7, khi cây rong phát triển thì thu hút cá vào đây sinh sản. Nhưng việc lắc thúng đã phá vỡ không gian

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 28

yên tĩnh, gây tác động xấu đến sự phát triển của cây rong cũng như khiến cá sợ và bỏ đi nơi khác. Ngoài ra, khi biểu diễn lắc thúng thường đi kèm với việc mở nhạc to cũng như tiếng reo hò quá mức khiến chim cò sợ và bỏ đi. Hiện tại, quanh khu vực này hầu như không thấy bóng dáng chim cò nào - một hình ảnh hoàn toàn trái ngược so với cách đây vài năm.

Trước thực trạng đó, cần phải nghiên cứu lại để di dời điểm lắc thúng biểu diễn đi nơi khác nhằm bảo tồn các bãi rong để thu hút cá về đẻ trứng trở lại; cũng như có những giải pháp khác nhằm hạn chế tiếng ồn để đàn chim cò quay về, nhằm thiết lập lại sự đa dạng về hệ sinh thái như trước đây.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch chưa đồng bộ, chưa đầy đủ tiện nghi, chủ yếu chỉ có vài khu du lịch sinh thái, còn đa phần là tự phát, xây dựng trái phép, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Thời gian khai thác: Rất dài (>250 ngày/năm) do khí hậu nắng quanh năm, chỉ có 3 tháng mùa mưa lũ 9, 10, 11 là không hoạt động được.

Tiềm năng du lịch biển đảo

Cù lao Chàm

Cù Lao Chàm thuộc vùng biển Hội An, cách Cửa Đại khoảng 21 km. Đây là một nhóm gồm 7 đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mô, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con. Tổng diện tích trên 15km², trong đó rừng chiếm khoảng 90%, Hòn lớn nhất là Hòn Lao, nhỏ nhất là Hòn Khô con.

Dưới thời Vương quốc Chăm pa, nơi đây còn là hoang đảo, là nơi lưu đày những người bị trọng tội, có tên là Chiêm Bất Lao. Đến khoảng thế kỷ XVII, một số ngư dân đã đến cư trú trên những bãi cát rộng trên Hòn Lao và lập nên làng Tân Hiệp, 6 hòn đảo còn lại không có người ở vì môi trường không thuận lợi cho con người. Trên Hòn Lao có 8 bãi cát phân bố dọc theo sườn phía Tây: bãi Bắc, bãi Ông, bãi Làng, bãi Xếp, bãi Chồng, bãi Bìm, bãi Hương và bãi Nần, dân cư chỉ sinh sống ở bãi Hương và bãi Làng. Ngọn núi cao nhất là Hòn Biền (517m) nằm trên Hòn Lao.

Khí hậu vùng Cù Lao Chàm khá dễ chịu, mùa đông nhiệt độ từ 21 -22ᴼC, mùa hè khoảng 28-29ᴼC, lượng mưa điều hòa, tuy nhiên đây là khu vực phải chịu ảnh hưởng nặng của áp thấp nhiệt đới và bão trong vùng biển Đông.

Thực vật trên Cù Lao Chàm khá phong phú, những loại gỗ quí như gõ, kiền kiền, chè, xoan, các loại dây mây, song, các loại cây ăn quả như dừa, sim, khế, ổi... Động vật hoang dã chủ yếu là khỉ, thỏ, trăn, một số loài chim,… Đặc biệt là chim yến trụ ở các hang (hang Khô, hang Cả, hang Tò Vò, hang Chân Rêu...), người dân làng Thanh Châu đã khai thác nó thành yến sào quý hiếm từ thế kỷ XVII. Vùng

Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm - ĐHĐN 29

biển quanh đảo có nhiều loại cá, tôm, cua, mực, ốc... là ngư trường khai thác rất lý tưởng.

Cù lao Chàm còn có một số đình, chùa, miếu có giá trị về lịch sử - văn hóa như chùa Hải Tạng ở bãi Làng, miếu thờ Tổ nghề Yến ở bãi Hương, có những cảnh đẹp như suối Tình, suối Ông, ao Thuyền... những bãi tắm tốt như hãi Ông, bãi Bìm, bãi Chồng. Trong những ngày trời trong xanh, ngồi trên thuyền có thể nhìn thấy những đàn cá đủ màu sắc bơi lội quanh đám san hô trắng tinh hoặc phơn phớt hồng ở độ sâu 7- 10m.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 30 - 35)